Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 03/06/2022 - 16:18
(Thanh tra) - Theo Bộ trưởng Công an Tô Lâm, việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là rất cần thiết. Song, dự thảo quy định 11 trường hợp, phạm nhân không được ra ngoài trại giam lao động.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ảnh: Đ.X
Sáng 3/6, Quốc hội đã nghe tờ trình, thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Không quá 1/3 trại giam thuộc Bộ Công an được thí điểm
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày tờ trình, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho hay, thời gian qua, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số người bị kết án phạt tù tăng tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo, việc tổ chức lao động cho phạm nhân vốn đang gặp nhiều khó khăn, lại càng khó khăn hơn.
Trong khi, hầu hết các trại giam đóng quân trên địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, nhất là các trại giam khu vực miền Bắc và miền Trung có diện tích nhỏ, phân tán, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, rất khó khăn trong việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong trại giam.
“Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải hợp tác với các tổ chức, cá nhân để mở rộng ngành nghề liên quan đến công nghệ, máy móc… tạo cơ hội cho phạm nhân lao động, học nghề, tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi chấp hành xong án phạt tù”, Đại tướng Tô Lâm nói.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho hay, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có quy định thành lập các khu lao động, dạy nghề, hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trên đất trại giam quản lý. Song việc mời gọi hợp tác này gặp rất nhiều khó khăn.
“Thực tiễn công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục, cải tạo phạm nhân trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải có cơ chế mới, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam thực hiện”, ông nhấn mạnh.
Từ nhiều lý do, theo Bộ trưởng Tô Lâm, “Chính phủ nhận thấy việc đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là rất cần thiết”.
Dự thảo Nghị quyết có 3 điều, trong đó, quy định cụ thể việc thực hiện thí điểm trong 5 năm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an kể từ ngày 1/9/2022.
Số lượng trại giam được áp dụng thí điểm theo nghị quyết này không quá một phần ba tổng số trại giam thuộc Bộ Công an.
Phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
11 nhóm phạm nhân không được ra ngoài trại giam lao động
Đáng chú ý, dự thảo quy định rõ không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc 1 trong 11 trường hợp như có từ 2 tiền án trở lên; tái phạm nguy hiểm; đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ, trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc…. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết.
Thẩm tra nội dung này, Uỷ ban Tư pháp tán thành với phương án Chính phủ để xuất.
“Việc giao Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí, quy trình lựa chọn phạm nhân được đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam nhằm bảo đảm tính linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế tại từng trại giam, phù hợp với tính chất của nghị quyết của Quốc hội là tổ chức thí điểm mô hình này”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu trước Quốc hội.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị tiếp tục rà soát các quy định để bảo đảm thống nhất với các luật có liên quan và tính khả thi trong thực tiễn. Ví dụ, dự thảo quy định phạm nhân “mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A”; “người bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần không đủ sức khỏe để lao động được y tế của trại giam xác nhận” thì chỉ nên quy định các trường hợp “đang bị bệnh” thì không được đưa ra lao động ngoài trại giam.
Về thời gian thực hiện thí điểm, đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành, nhưng cũng có ý kiến đề nghị chỉ nên thực hiện 3 năm để kết thúc vào năm 2025, trước khi hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Dự thảo quy định, không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
2. Có từ 02 tiền án trở lên;
3. Tái phạm nguy hiểm;
4. Người tổ chức trong vụ án đồng phạm;
5. Người nước ngoài;
6 Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
7. Người dưới 18 tuổi;
8. Người đủ 60 tuổi trở lên;
9. Người bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần không đủ sức khỏe để lao động được y tế của trại giam xác nhận;
10. Đang xếp loại chấp hành án phạt tù “trung bình” hoặc “kém”;
11. Đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ, trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương