Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Để tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách, Hội đồng Nhân dân quận, phường có thể không còn

Thành Công

Thứ năm, 16/01/2025 - 14:46

(Thanh tra) - Bộ Nội vụ đề xuất không tổ chức Hội đồng Nhân dân (HĐND) cấp quận, phường để giảm đầu mối trung gian, tiết kiệm ngân sách, bảo đảm các chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính được thông suốt.

Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương sửa đổi, hiện đang trong quá trình thẩm định tại Bộ Tư pháp.

Bộ Nội vụ đề xuất không tổ chức Hội đồng Nhân dân (HĐND) cấp quận, phường để giảm đầu mối trung gian, tiết kiệm ngân sách (Ảnh minh họa).

Kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian

Theo Bộ Nội vụ, mô hình tổ chức chính quyền địa phương chưa được thiết kế phù hợp với địa bàn đô thị dẫn tới Quốc hội phải ban hành các nghị quyết riêng biệt để quy định tổ chức chính quyền đô thị của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV tiếp tục xem xét, ban hành nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Hải Phòng).

Đa số các đơn vị hành chính trên cả nước đều tổ chức cấp chính quyền đô thị gồm HĐND và UBND dẫn tới tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương các cấp còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chưa bảo đảm mục tiêu tinh gọn.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nhà nước, kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, dự thảo luật đề xuất quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo nhiều hướng.

Theo đó, đối với chính quyền đô thị, tại thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn sẽ tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm HĐND và UBND.

Tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.

UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.

Đối với chính quyền nông thôn, theo dự thảo, tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.

Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, các huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức đơn vị hành chính cấp xã do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Ngoài ra, việc tổ chức chính quyền địa phương đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính đó.

Cũng nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND, Bộ Nội vụ cũng đề xuất xác định số lượng đại biểu HĐND dựa trên quy mô dân số và đặc điểm mỗi địa phương. Dự thảo Luật còn bổ sung các quy định mở rộng thẩm quyền của Chủ tịch UBND và quy định về điều hành hoạt động UBND trong thời gian khuyết Chủ tịch, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Đối với UBND, dự thảo phân biệt cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động của UBND tại nơi có tổ chức HĐND và UBND tại nơi không tổ chức HĐND.

UBND tại nơi có tổ chức HĐND sẽ cơ cấu tổ chức có các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một số ủy viên UBND. Chính phủ quy định khung số lượng Phó Chủ tịch, ủy viên UBND; khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và giao thẩm quyền cho HĐND các cấp quyết định số lượng Phó Chủ tịch UBND…

Các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được ủy quyền cho Chủ tịch UBND thực hiện; quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền của Chủ tịch UBND.

UBND tại nơi không tổ chức HĐND thì cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND (không có chức danh ủy viên UBND). UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng; Chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định pháp luật.

Những sửa đổi này vừa giúp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, vừa rõ trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Được biết, Dự án luật này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp bất thường tháng 2/2025.

Đến nay trên cả nước đang cùng lúc có ba mô hình chính quyền địa phương. Mô hình chung, với cơ sở pháp lý là Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, HĐND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính, cùng với đó là UBND do HĐND bầu, phê chuẩn.

Mô hình riêng của Hà Nội, theo Luật Thủ đô 2024, chính quyền đầy đủ gồm HĐND và UBND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính. Chỉ có phường là không tổ chức HĐND.

Mô hình riêng của TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng theo nghị quyết riêng của Quốc hội về chính quyền đô thị cho các thành phố này, được ban hành năm 2020 và 2024. Theo đó, tại quận, huyện, phường không tổ chức HĐND – tương tự như thí điểm trước đó. Còn cấp thành phố, thành phố thuộc thành phố, thị xã, thị trấn và xã có chính quyền đầy đủ.

Tại các mô hình nói trên, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND nơi không tổ chức HĐND đều do Chủ tịch UBND cấp trên bổ nhiệm. Và UBND lúc đó được xác định cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng cấp mình, và các quyền hạn theo phân cấp của UBND, Chủ tịch UBND cấp trên.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự Chương trình Tết sum vầy, thăm, tặng quà các gia đình người có công tại Hải Phòng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự Chương trình Tết sum vầy, thăm, tặng quà các gia đình người có công tại Hải Phòng

(Thanh tra) - Ngày 16/1, nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn dự Chương trình Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng và "Chợ tết Công đoàn năm 2025"; thăm, chúc Tết, tặng quà gia đình người có công tại Hải Phòng.

Kim Thành

16:27 16/01/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ chuyến thăm, chúc Tết tại Nam Định, sáng ngày 16/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Nam Định về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Trung Hà

16:14 16/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm