Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 15/04/2024 - 20:26
(Thanh tra) - Chính phủ đề nghị bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua 2 nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An tại kỳ họp 7 (tháng 5); sửa 2 luật thuế tại kỳ họp 8 (tháng 10) năm nay.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thanh Long. Ảnh: P.Thắng
Chiều 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Không chạy theo số lượng
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thanh Long nhấn mạnh đề nghị của Chính phủ được lập trên nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, tránh dồn nhiều dự án vào năm 2024.
Cạnh đó, coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, không đưa vào chương trình những dự án thiếu hồ sơ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
“2025 là năm cuối nhiệm kỳ, do đó, việc xây dựng chương trình cần đảm bảo các dự án được xem xét, cho ý kiến và thông qua trong năm 2025, hạn chế tối đa các dự án được xem xét, thông qua trong 2 nhiệm kỳ Quốc hội”, ông Long nói.
Với nguyên tắc trên, Chính phủ đề nghị điều chỉnh chương trình năm 2024 với 11 dự án, dự thảo.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chính phủ đề nghị lùi Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5), thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Chính phủ cũng đề nghị bổ sung vào chương trình 2 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp 7.
2 nghị quyết này là: Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng; Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Chính phủ còn đề nghị bổ sung vào chương trình Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 7, thông qua tại kỳ họp 8.
Bên cạnh thông qua Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình cho ý kiến và thông qua Dự án Luật Điện lực sửa đổi tại kỳ họp 8.
6 dự án luật khác cũng được đề nghị bổ sung vào chương trình cho ý kiến gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Nhà giáo; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Sau khi bổ sung, chương trình 2024 sẽ có 29 dự án, dự thảo do Chính phủ trình, tăng 9 dự án so với chương trình đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
Cụ thể, tại kỳ họp thứ 7 có 21 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết. Trong đó, trình Quốc hội thông qua 9 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 12 dự án luật.
Tại kỳ họp thứ 8, nếu bao gồm cả Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số thì có 23 dự án luật. Trong đó, trình Quốc hội thông qua 12 dự án luật và cho ý kiến 11 dự án luật.
Đề nghị không xem xét, thông qua dự án luật trong 2 nhiệm kỳ Quốc hội
Với năm 2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Chính phủ đề nghị xây dựng 17 dự án.
Tại kỳ họp thứ 9, trình Quốc hội thông qua 8 dự án là các dự án Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.
9 dự án mới được đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến, gồm: Luật Cấp, thoát nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Dẫn độ; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật Đường sắt (sửa đổi).
Các dự án này dự kiến thông qua tại kỳ họp 10 (tháng 10/2025), theo đề nghị của Chính phủ.
Viện KSND Tối cao đề nghị bổ sung vào chương trình Dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 9, thông qua tại kỳ họp 10.
Trình bày tờ trình, Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Quang Dũng cho biết, Luật Tương trợ tư pháp hiện đang điều chỉnh cả 4 lĩnh vực, gồm: Tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
Điều này dẫn đến trên thực tế một số cơ quan có thẩm quyền và cán bộ thực thi pháp luật chưa phân định rõ sự khác nhau giữa các lĩnh vực, từ đó gây khó khăn, vướng mắc trong phối hợp triển khai, thi hành.
“Viện KSND Tối cao cho rằng việc tách Luật Tương trợ tư pháp thành 4 luật độc lập điều chỉnh từng lĩnh vực và ban hành Luật Tương trợ tư pháp về hình sự là phù hợp và cần thiết”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, luật này quy định về nguyên tắc, quy định chung, trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
Như vậy, theo đề nghị của Chính phủ, Viện KSND Tối cao, Hội đồng Dân tộc, tại kỳ họp thứ 9 thông qua 8 dự án luật và cho ý kiến 10 dự án luật; tại kỳ họp thứ 10 thông qua 10 dự án luật và không có dự án luật trình cho ý kiến.
Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay, tại kỳ họp 9, Ủy ban này chủ trì thẩm tra 4 dự án luật, nên đề nghị lùi thời gian trình Dự án Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) một kỳ họp.
“Luật Thi hành án dân sự rất phức tạp, vì vậy đề nghị lùi việc sửa đổi dự án luật này vào cuối năm 2025 và thông qua năm 2026 để giãn tiến độ, cũng như đảm bảo chất lượng của dự án”, bà Nga nói.
Ở góc độ cơ quan thẩm tra, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, đa số ý kiến trong ủy ban này cho rằng, Luật Thi hành án dân sự được ban hành từ năm 2008, quá trình tổng kết thi hành đã chỉ ra nhiều vướng mắc, bất cập nên cần sớm sửa đổi toàn diện.
“Dù tại kỳ họp 9, Ủy ban Tư pháp đã được giao chủ trì thẩm tra 4 dự án luật, nhưng đều là các dự án được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp hiện hành”, ông Tùng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ tiến độ như Chính phủ trình.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân