00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Đầu tư cho xây dựng pháp luật là đầu tư cho phát triển"

Thái Hải

Thứ năm, 06/03/2025 - 19:18

(Thanh tra) - Nhấn mạnh đầu tư cho xây dựng pháp luật là đầu tư cho phát triển, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc yêu cầu, cần khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về nhân lực, hạ tầng, tài chính cho công tác xây dựng pháp luật.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nhấn mạnh: Đầu tư cho xây dựng pháp luật là đầu tư cho phát triển. Ảnh: PV

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới" do Bộ Tư pháp phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 6/3, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc khẳng định thời gian qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thi hành pháp luật và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Theo ông Trạc, đúng như các báo cáo và ý kiến tại hội thảo, công tác này vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế hóa kịp thời, đầy đủ. Chất lượng pháp luật chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Tổ chức thi hành pháp luật vẫn là khâu yếu.

Bối cảnh đó, cùng với yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang đặt ra đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Trong tháng 2 vừa qua, Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) với nhiều nội dung mang tính đổi mới căn bản. Đây là công cụ rất quan trọng để đổi mới công tác xây dựng pháp luật hiện nay, từ đó, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật.

Tuy nhiên, đổi mới quy trình là yếu tố rất quan trọng nhưng chưa đủ để giải quyết triệt để tình trạng thể chế đang được xem là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”.

Để khắc phục hạn chế này, theo ông Trạc đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó, trọng tâm là đổi mới tư duy, có cơ chế đầu tư vượt trội về con người, hạ tầng và tài chính cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật là điều cần thiết.

Ông Trạc đề nghị bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật. Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm" trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật.

Nhấn mạnh đổi mới căn bản tư duy, ông Trạc yêu cầu xây dựng pháp luật theo hướng "vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển", dứt khoát từ bỏ tư duy "không biết mà vẫn quản", "không quản được thì cấm", "người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm".

Đồng thời, yêu cầu đề cao phương pháp quản lý theo kết quả, chuyển mạnh từ  tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Các bộ, ngành trong phạm vi, lĩnh vực quản lý cần tiếp tục chủ động khẩn trương rà soát các văn bản pháp luật, xác định rõ những điểm chưa thống nhất, mâu thuẫn, không còn phù hợp với thực tiễn để đề xuất sửa đổi.

Ưu tiên bảo đảm hiệu quả thi hành pháp luật, trước hết trong các lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới đời sống dân sinh.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương yêu cầu phát hiện, tháo gỡ nhanh nhất những "điểm nghẽn" có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật. Tăng cường đối thoại, tiếp nhận, lắng nghe ý kiến, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc pháp lý của người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về nhân lực, hạ tầng, tài chính cho công tác xây dựng pháp luật. Quán triệt quan điểm đầu tư cho xây dựng pháp luật là đầu tư cho phát triển. Nhà nước bảo đảm và ưu tiên nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị làm việc; có cơ chế tài chính và chế độ chính sách đặc thù cho công tác và cán bộ làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật.

"Chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khẩn trương xây dựng các nền tảng số quốc gia, phát triển cơ sở dữ liệu, bảo đảm hoạt động thống nhất, liên thông, khai thác dữ liệu và hỗ trợ hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật", ông Trạc nói.

Ông đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, sớm hoàn thiện và gửi kết quả hội thảo đến các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong công tác tham mưu, hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, xây dựng và thực thi pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: PV

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Chúng ta thay đổi pháp luật để ổn định, phát triển

Xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới cần phải có tư duy mở, cách làm mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và điều này cần các chuyên gia, các nhà khoa học tâm huyết hiến kế. Chúng ta ưu tiên phát triển kinh tế, nhưng lấy con người làm chủ thể, do đó nếu chỉ đặt vấn đề phát triển đơn thuần thì sẽ không bền vững.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ có nhiều tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp cũng có băn khoăn khi chúng ta thay đổi pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta phải có đánh giá, nhận định là việc thay đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy. Mặc dù pháp luật thay đổi, nhưng cần tuyên bố rõ với các nhà đầu tư là không thay đổi cam kết của Việt Nam với các nước. Việc thay đổi pháp luật cũng không làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, thậm chí còn giảm thủ tục theo yêu cầu của Tổng Bí thư, của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm thủ tục hành chính. Chúng ta thay đổi pháp luật để ổn định, phát triển.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên dự kiến giảm 68,02% đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thái Nguyên dự kiến giảm 68,02% đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(Thanh tra) - Theo Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên năm 2025, tỉnh có 172 đơn vị hành chính cấp xã trước khi sắp xếp gồm 121 xã, 41 phường và 10 thị trấn. Sau khi sắp xếp, Thái Nguyên còn 55 đơn vị hành chính cấp xã gồm 13 phường và 42 xã, giảm 117 đơn vị hành chính cấp xã, tương đương giảm 68,02%, cụ thể:

Hoàng Long

09:44 17/04/2025
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tiếp xúc cử tri tại huyện Hiệp Hoà

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tiếp xúc cử tri tại huyện Hiệp Hoà

(Thanh tra) - Chiều 16/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang gồm các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Trần Văn Tuấn, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách đại biểu Quốc hội tỉnh; Đỗ Thị Việt Hà, Giám đốc Sở Tư pháp tiếp xúc cử tri huyện Hiệp Hòa trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Thanh Hoa

22:18 16/04/2025

Tin mới nhất