Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 16/10/2023 - 09:37
(Thanh tra) - Tăng trưởng kinh tế 2023 giảm tốc đáng kể, cả năm ước đạt trên 5%. Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài, theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: P.Thắng
Tiếp tục chương trình phiên họp 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, sáng ngày 16/10.
Một số điểm nghẽn chưa tháo gỡ hiệu quả
Trình bày báo cáo của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói, với những quyết sách kịp thời, kinh tế - xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Cả năm, ước có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.
5 chỉ tiêu dự kiến không đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, ông Thanh lưu ý, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt mục tiêu đề ra năm thứ 3 liên tiếp.
“Tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, cả năm ước đạt trên 5%. Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài”, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế.
Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng giảm 8,2% cùng kỳ. Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm dần qua các quý (quý I tăng 13,9% đến quý III chỉ tăng 7,3%).
Đầu tư tư nhân tăng 2,3%, chỉ bằng khoảng 1/6 mức tăng trước đại dịch. Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm tốc mạnh khi chỉ số IIP của ngành quý I giảm 2,9%, quý II giảm 0,7%, 9 tháng tăng rất thấp 0,2%.
Trong khi, một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả như thủ tục hành chính một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, việc ban hành thông tư, quy chuẩn kỹ thuật còn bất cập gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Cạnh đó, theo ông Thanh, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về thị trường, dòng tiền, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí sản xuất, chi phí logistics tăng cao.
“Số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao với hơn 135.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng; doanh nghiệp mới thành lập giảm 14,6% về số vốn đăng ký và 1,2% về số lao động; tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến”, cơ quan thẩm ra chỉ ra.
Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý, thực tế giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng, hết 9 tháng đạt 51,38% kế hoạch.
“Cùng một hệ thống pháp luật nhưng một số cơ quan Trung ương, địa phương giải ngân vốn còn thấp so với mặt bằng chung với 17 bộ, cơ quan Trung ương chỉ giải ngân dưới 10%”, ông Vũ Hồng Thanh nói và cho biết nhiều tục hành chính do một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cũng chỉ ra bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn diễn ra phức tạp; tình trạng lạm thu đầu năm học, lạm thu “quỹ phụ huynh” gây bất bình cho phụ huynh.
Trật tự, an toàn xã hội, tình hình tội phạm có lúc, có nơi còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác phòng, chống cháy nổ gặp nhiều thách thức, nhiều vụ cháy xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Đề nghị đánh giá tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng GDP
Dự báo nhiều khó khăn còn hiện hữu, song Ủy ban Kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2024 - 2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023.
“Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5%-7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020 (6,25%) là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn”, ông Thanh nhấn mạnh.
Cạnh đó, cơ quan thẩm tra cho rằng một số chỉ tiêu sẽ rất khó hoàn thành nếu không có giải pháp đột phá hơn nữa, như chỉ tiêu GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân; tỷ lệ đô thị hóa; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế...
Về năm 2024, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị xem xét, đánh giá tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng GDP cũng như việc hoàn thành mục tiêu cả nhiệm kỳ và cân nhắc xây dựng dự toán thu ngân sách Nhà nước tích cực hơn để tăng chi đầu tư phát triển và giảm bớt bội chi.
Đưa ra nhiều giải pháp, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh tăng cường năng lực nội sinh, củng cố nền tảng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Giải pháp nữa là tập trung giảm lãi suất cho vay, gỡ bỏ những rào cản chưa phù hợp trong việc tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường năng lực giám sát và quản trị rủi ro hệ thống.
“Cần thúc đẩy phát triển và quản lý chặt chẽ các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản”, theo ông Thanh.
Ngoài ra, bên cạnh việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp đi đôi với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh cần khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các vi phạm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.
(Thanh tra) - Sáng 22/11, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải