Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 12/11/2024 - 10:35
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu thực tế, hiện nay có tình trạng “nhà nhà thu thập thông tin cá nhân”, ông đi thay kính cận cũng được hỏi tên, tuổi, địa chỉ nhà, làm nghề gì?
Sáng 12/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Mạng xã hội phải có trách nhiệm gỡ bỏ thông tin sai sự thật, xấu độc
Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho biết, sự phát triển của mạng xã hội bùng nổ kéo theo tình trạng tin giả, tin sai sự thật gây nhiễu loạn, tạo ra những hệ lụy tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội, vừa cạnh tranh khốc liệt với báo chí chính thống cả về thông tin và doanh thu.
“Với vai trò quản lý Nhà nước, Bộ trưởng cho biết phương án nào để quản lý mạng xã hội?”, đại biểu chất vấn.
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định quan lý mạng xã hội để chống tin giả, tin sai sự thật “là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu”
Bàn về một số giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đầu tiên là vấn đề hoàn thiện thể chế.
Theo ông, trước đây, chúng ta mới quy định xử lý cá nhân sử dụng mạng xã hội khi đưa thông tin sai sự thật, tin giả, nhưng mới đây đã có nghị định xử lý các nền tảng xã hội khi vi phạm luật pháp Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh trách nhiệm lớn của các nền tảng xã hội.
“Họ có không gian riêng, có thuê bao riêng lên tới hàng chục triệu, hàng trăm triệu, hàng tỷ người dùng thì phải có trách nhiệm rà quét, phát hiện, tự động gỡ bỏ các thông tin sai sự thật và xấu độc”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu.
Giải pháp quan trọng nữa, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cần phải truyền thông để mọi người có kĩ năng số, biết sử dụng các nền tảng số, có khả năng “đề kháng” trên không gian số; đào tạo cho cả thế hệ tương lai (học sinh, sinh viên) là rất cần thiết.
Khi người dân bị ảnh hưởng bởi tin sai, tin xấu độc, họ có thể liên hệ, phản ánh với Trung tâm Chống tin giả quốc gia. Bộ trưởng cho biết thêm, các địa phương cũng bắt đầu hình thành các trung tâm này.
Thu thập thông tin cá nhân phải xin phép, bảo mật
Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) cho biết hiện nay tình trạng quảng cáo trực tuyến thường dựa vào những dữ liệu người dùng, đôi khi vi phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân.
Điều này gây ra lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ hoặc truy cập vào các trang web.
Dẫn số liệu số lượng thông tin cá nhân, quyền riêng tư của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024 đã tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2023, gây bức xúc cho xã hội, ông Tuấn hỏi, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông các giải pháp để chủ động phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng trên?
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu thực tế, hiện nay có tình trạng “nhà nhà thu thập thông tin cá nhân”. “Tôi đi thay kính cận, người ta cũng hỏi anh tên gì, bao nhiêu tuổi, địa chỉ nhà, làm nghề gì? Họ tư duy theo hướng họ có thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng”, ông nói.
Song, theo bộ trưởng, những công ty nhỏ chưa hiểu biết pháp luật về thu thập thông tin phải xin phép, phải có hệ thống an toàn để không bị tấn công và phải có quy chế nội bộ để người khai thác trên hệ thống không mang đi bán, giao dịch với doanh nghiệp khác.
Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng đã quy định trách nhiệm của người thu thập thông tin cá nhân phải bảo vệ dữ liệu, sử dụng đúng quy định của pháp luật.
Nhấn mạnh “đây là câu chuyện lớn”, ông cho hay năm 2023, 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức rất nhiều đoàn thanh tra để thanh tra về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đối tượng thanh tra là các nhà mạng viễn thông, các công ty bưu chính, ngân hàng, mạng xã hội, trang thông tin….
“Rất nhiều sai sót phải chấn chỉnh”, Bộ trưởng nói, đã công bố các sai sót trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhắc nhở các doanh nghiệp thu thập thông tin cá nhân phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.
80% quảng cáo trực tuyến của báo chí “rơi vào tay mạng xã hội”
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đặt vấn đề, tình trạng tiêu cực của phóng viên, biên tập viên thời gian qua phải chăng do sự bùng nổ của báo chí, tạp chí chuyên ngành trên các lĩnh vực, dẫn đến chất lượng về chuyên môn thấp, đi xa tôn chỉ mục đích, vi phạm pháp luật.
Ông cũng đề cập đến tình trạng thương mại hóa báo chí ngày càng phổ biến do cạnh tranh với các nguồn thông tin trên không gian mạng.
“Bộ trưởng cho biết nguyên nhân nào có tình trạng trên, và giải pháp nào để hoạt động báo chí, quảng cáo cạnh tranh lành mạnh giữa quảng cáo mạng với thông tin truyền thống”, ông Hòa chất vấn.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, năm 2018 khi làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông có đọc một nghiên cứu đánh giá về uy tín nghề nghiệp, thì phóng viên báo chí xếp thứ 9/10 nhóm nghề nghiệp được khảo sát. Đứng thứ 10 là những người bán bất động sản online.
Ông khẳng định, tư cách đạo đức phóng viên đã rất được quan tâm những năm gần đây. Đến năm 2022, tổ chức trên làm khảo sát lại thì phóng viên xếp thứ 3, sau giáo viên và bác sĩ.
Về kinh tế báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, 80% quảng cáo trực tuyến trước đây thuộc về báo chí thì nay “rơi” vào mạng xã hội. “Có nghĩa, nguồn thu từ quảng cáo với các cơ quan báo chí giảm đáng kể”, ông nhấn mạnh.
Vì vậy, Thủ tướng đã ra một chỉ thị năm 2023 về truyền thông chính sách, trong đó xác định rất rõ chính quyền các cấp phải coi truyền thông chính sách là nhiệm vụ của mình, có bộ máy và ngân sách hàng năm để “đặt hàng” báo chí. Đây là nguồn tăng thêm cho báo chí về kinh tế báo chí.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh, báo chí phải thay đổi công nghệ, bởi nội dung không thua, nhưng công nghệ thì kém so với mạng xã hội. Ông đồng thời cho biết, đã có một chiến lược về chuyển đổi quốc gia cho báo chí để đưa công nghệ báo chí tương đương với các nền tảng xã hội.
Dù vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh đạo đức người làm nghề báo là quan trọng nhất. “Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo xác định trong nhiệm kỳ này tập trung vào vấn đề đạo đức nghề nghiệp với phóng viên báo chí”, theo lời Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước do đang điều trị bệnh.
Hương Giang
17:00 21/11/2024(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.
Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Trần Lê
19:31 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên