Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ tịch Quốc hội: Có chuyện “muốn danh hiệu gì đó thì đóng tiền sẽ có”

Hương Giang

Thứ ba, 17/08/2021 - 10:20

(Thanh tra) - Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng phải bảo đảm tính minh bạch, khắc phục cho được chuyện "chạy" trong thi đua khen thưởng….

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X

Sáng ngày 17/8, phát biểu khai mạc phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh công tác lập pháp.

Tránh “luật ống, luật khung”, chưa sửa xong đã thấy bất cập

Theo ông Vương Đình Huệ, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) - đây là sản phẩm đầu tiên về công tác lập pháp trong nhiệm kỳ này.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là cơ hội để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thực hiện lời hứa, hiện thực hóa chương trình hành động, đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp, gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương công tác lập pháp, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức liên quan đến công tác chuẩn bị, trình và thẩm tra.

“Ngay từ luật này phải làm sao khắc phục khuynh hướng luật ống, luật khung. Nhiều cái có thể quy định chi tiết nhưng dự án luật cứ quy định nguyên tắc, đến khi ban hành nghị định thì rất tùy tiện. Mặt khác, phải khắc phục tình trạng quy định cứng, chi tiết những vấn đề chưa đủ rõ dẫn đến luật chưa sửa xong đã thấy bất cập, tuổi thọ luật rất ngắn, tính khả thi thấp”, ông Huệ nói.

Ông cũng lưu lý phải khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp giữa các quy định pháp luật.

“Có trường hợp vừa phong anh hùng xong đã phải xử lý rồi”

Với Dự án Luật Thi đua, khen thưởng, Chủ tịch Quốc hội đề cập một loạt bất cập và cho rằng, phải sửa đổi làm sao để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt trong tổ chức thi đua khen thưởng, trong đó hướng nhiều hơn đến cơ sở, chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, quan tâm khen thưởng vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục…

“Thành tích khen thưởng bây giờ theo kiểu toàn gối đầu. Bác Hồ nói thành tích đến đâu thì khen đến đó nhưng giờ có tình trạng tích lũy thành tích để khen. Rồi định hướng thành tích cá nhân, thậm chí là nhường nhịn nhau trong khen thưởng…”, Chủ tịch Quốc hội nêu.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, sửa đổi luật phải khắc phục tính hình thức trong thi đua khen thưởng.

Theo Chủ tịch Quốc hôi Vương Đình Huệ,  "có trường hợp vừa phong anh hùng xong đã phải xử lý rồi". Ảnh: Đ.X

“Cần đảm bảo công khai, minh bạch, khắc phục chuyện trong thi đua khen thưởng cũng chạy. Chạy danh hiệu, chạy bằng khen, giấy khen, chạy anh hùng… Thậm chí, có trường hợp vừa phong anh hùng xong đã phải xử lý rồi”.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, phải bảo quát khen thưởng khu vực công và tư, nhất là khu vực doanh nghiệp; tránh chuyện hiệp hội đặt ra danh hiệu này, danh hiệu kia, dẫn đến “muốn có danh hiệu gì đó thì đóng tiền sẽ có”.

“Ta phải nhìn thẳng vào thực tế này, phải sửa, làm sao sửa đổi luật này thì tạo ra chuyển biến căn bản trong công tác thi đua và khen thưởng”, ông Huệ cho rằng, muốn vậy, trách nhiệm cơ quan soạn thảo, thẩm tra thế nào, áp dụng nghiêm ngặt trình tự trong công tác lập pháp.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải tránh chuyện Thủ tướng giao cho bộ trưởng, bộ giao cho thứ trưởng, thứ trưởng giao cho vụ trưởng, vụ lại giao cho chuyên viên.

Có những vụ khiếu nại, tố cáo “rất nóng”

Một nội dung khác tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này là quyết định việc thành lập đoàn giám sát 2 chuyên đề về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân từ 2016 - 2021; và sắp xếp đơn vị hành chính 2019 - 2021.

Về vấn đề này, ông Huệ cho biết đây là giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ triển khai chứ không chỉ thành lập các đoàn giám sát là xong.

Nhấn mạnh vấn đề khiếu nại, tố cáo ra Trung ương hiện nay rất phức tạp, ông Huệ cho hay, nay chúng ta ít gặp người dân ra Trung ương khiếu nại, tố cáo là do giãn cách xã hội chứ không phải đã làm tốt chuyện này.

“Thống kê vừa rồi cho thấy, còn 517 vụ việc phức tạp kéo dài, trong đó 73% liên quan đến đất đai, tài nguyên môi trường, trong đó có những vụ việc rất nóng”, ông Huệ nói và cho rằng, cần phải tạo bước chuyển căn bản trong giải quyết vấn đề này.

Ông Huệ cũng thông tin, từ phiên họp này trở đi, công tác dân nguyện, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét định kỳ hàng tháng tại các phiên họp thường kỳ, không phải chờ đến kỳ họp mới có báo cáo.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là một trong những đổi mới của công tác giám sát của Quốc hội.

Pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng đã có các quy định về việc biểu dương, tôn vinh các đối tượng là doanh nhân, doanh nghiệp có đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, qua giám sát, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy, quá trình triển khai chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tổ chức bình xét chưa bám sát các tiêu chí đã đề ra, không đảm bảo tính khách quan và chính xác, dẫn đến một số doanh nghiệp, doanh nhân được tôn vinh, biểu dương, nhưng thành tích chưa tiêu biểu xuất sắc.

“Có tình trạng yêu cầu các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia giải thưởng nộp kinh phí để được giải thưởng gây ảnh hưởng đến quan hệ với bạn bè quốc tế, gây bức xúc cho chính các doanh nghiệp, doanh nhân đạt giải và dư luận không tốt trong xã hội”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết.

Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, Ban Soạn thảo Dự án Luật Thi đua, khen thưởng nghiên cứu bổ sung quy định để tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật đảm bảo “tôn vinh, khen thưởng kịp thời, xứng đáng những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm