Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 15/11/2022 - 10:25
(Thanh tra) - Theo Nội quy kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất không quá 7 phút, phát biểu lần thứ hai không quá 3 phút. Đại biểu Quốc hội tranh luận mỗi lần không quá 3 phút.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua nghị quyết. Ảnh: P.Thắng
Sáng ngày 15/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội với 466/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93,57% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trước khi biểu quyết toàn văn, đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 18 về thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.
Nội quy quy định, đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất không quá 7 phút, phát biểu lần thứ hai không quá 3 phút. Đại biểu Quốc hội tranh luận mỗi lần không quá 3 phút.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội mỗi lần không quá 10 phút.
Căn cứ nội dung và tình hình thảo luận thực tế, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có thể mời đại biểu Quốc hội phát biểu không theo thứ tự đăng ký, mời đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu tranh luận ý kiến của đại biểu Quốc hội phát biểu trước đó; yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng phát biểu hoặc dừng tranh luận nếu đại biểu Quốc hội phát biểu, tranh luận quá thời gian hoặc phát biểu, tranh luận không đúng nội dung.
Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có thẩm quyền đề nghị Quốc hội quyết định kéo dài thời gian của phiên họp không quá 30 phút của phiên họp buổi sáng, không quá 60 phút của phiên họp buổi chiều khi thời gian của phiên họp không đủ để tất cả đại biểu Quốc hội đã đăng ký được phát biểu, tranh luận.
Trong thời gian kéo dài phiên họp, đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu lần thứ nhất được phát biểu không quá 5 phút.
Quyết định kéo dài thời gian mỗi lần giải trình của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra không quá 15 phút khi nội dung được thảo luận hoặc giải trình có nhiều vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu.
Công dân có thể được dự thính phiên họp công khai của Quốc hội
Nội quy cũng nêu rõ, kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họp Quốc hội và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội, phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 2 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội.
Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
Tài liệu chính thức được lưu hành bằng hình thức văn bản điện tử, trường hợp thuộc bí mật nhà nước thì lưu hành bằng văn bản giấy.
Về hình thức tiến hành kỳ họp, phiên họp của kỳ họp Quốc hội, Quốc hội họp trực tiếp và căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
Tuy nhiên, các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải được tiến hành theo hình thức họp trực tiếp.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2023.
Bỏ đề xuất đại biểu Quốc hội phải báo cáo thông tin “xấu, độc”
Một điểm đáng chú ý là đề xuất quy định trách nhiệm của đại biểu khi nhận được thông tin “xấu, độc”, không rõ nguồn gốc về nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp đã bị bỏ ra khỏi dự thảo trình Quốc hội thông qua.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày cho biết trong quá trình thảo luận, một số ý kiến đề nghị bỏ quy định này vì đây không phải là tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội; đồng thời, nội hàm của thông tin “xấu, độc” không rõ nghĩa, khó thực hiện.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bỏ quy định về trình tự xử lý thông tin xấu, độc mà đại biểu Quốc hội nhận được trong kỳ họp vì không có đặc thù cần quy định trình tự xử lý riêng; vấn đề này (nếu có) sẽ được xử lý như đối với thông tin xấu, độc nói chung.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trung ương đã cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khoá XV phê chuẩn chức danh Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Giao thông Vận tải; bầu Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Hương Giang
15:32 25/11/2024(Thanh tra) - Trung ương thống nhất để 2 nhân sự thôi chức Ủy viên Trung ương khóa XIII là các ông Nguyễn Văn Thể và Bùi Văn Cường.
Hương Giang
15:31 25/11/2024Hương Giang
12:06 25/11/2024Hương Giang
05:30 25/11/2024Hương Giang
16:19 23/11/2024Hương Giang
16:09 23/11/2024Hải Hà
Ngọc Giàu
Hương Giang
Hương Giang
Uyên Vân
Hương Trà
T.Vân
Ngọc Anh
Trần Trung
Lâm Ánh