Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 18/03/2015 - 14:14
(Thanh tra) - Cho ý kiến Dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (QH) và HĐND, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH chiều 16/3, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải khẳng định rõ, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của QH, HĐND có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc yêu cầu, kết luận, kiến nghị và nghị quyết về giám sát.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Chỉ còn 1 năm nữa kết thúc nhiệm kỳ QH Khóa XIII, cần rà soát, kiểm điểm lại việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của toàn khóa. Ảnh: Thảo Nguyên
Quy rõ trách nhiệm các thành viên giám sát
Theo UBTVQH, thời gian qua, hoạt động giám sát của QH chủ yếu mới dựa trên văn bản do các cơ quan có liên quan cung cấp mà chưa sử dụng được nhiều sự hỗ trợ từ các kênh thông tin độc lập như kiểm toán, thanh tra, kiểm tra và sự tham gia của các chuyên gia. Việc giám sát một số vấn đề quan trọng về quản lý, sử dụng ngân sách, về đầu tư, về cải cách hành chính và giải quyết đơn, thư khiếu nại (KN), tố cáo (TC) của công dân chưa được tập trung đúng mức, dẫn đến hiệu quả giám sát chưa cao. Một số kết luận, kiến nghị, nghị quyết sau hoạt động giám sát chưa được quan tâm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
Trên cơ sở kế thừa Luật Hoạt động giám sát của QH hiện hành, khái niệm “giám sát” được chỉnh lý, bổ sung theo hướng “giám sát” không chỉ là hoạt động “theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát” mà còn bao gồm cả việc “xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý”. Chỉ QH mới có quyền giám sát tối cao và hoạt động giám sát tối cao phải được tiến hành tại kỳ họp QH. Nghị quyết giám sát của QH là quyết định cao nhất.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng: QH có thể trực tiếp thành lập đoàn giám sát tối cao. Đoàn có quyền lực độc lập với UBTVQH và báo cáo ra QH.
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị bổ sung quy định “trách nhiệm các thành viên giám sát” để tránh tình trạng, vắng không lý do, không báo cáo. “Có thực trạng đoàn đi giám sát không đủ thành phần, rất phản cảm, không có uy, không đúng mục đích yêu cầu giám sát đặt ra. Đề nghị người vi phạm phải xử lý trách nhiệm”, Phó Chủ tịch QH kiến nghị.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; đồng thời quy định biện pháp xử lý trong trường hợp cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện những yêu cầu, quyết định giám sát.
Giám sát giải quyết KN,TC cần sát “cuộc sống”
Công tác giám sát giải quyết KN,TC đã được quan tâm, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Hầu hết đơn thư gửi đến Đoàn Đại biểu QH (ĐBQH) đều được xử lý, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền. Song “giám sát việc giải quyết KN,TC của công dân phần lớn mới chỉ dừng ở mức chuyển đơn và đôn đốc việc giải quyết; tỷ lệ trả lời của các cơ quan hữu quan chưa cao, nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm”, UBTVQH đánh giá.
Dự thảo Luật đã quy định rõ hơn trình tự, thủ tục giám sát việc giải quyết KN,TC. Trong đó, xác định rõ thẩm quyền của UBTVQH giám sát việc thi hành pháp luật về KN,TC; xem xét báo cáo của Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao; tổ chức giám sát chuyên đề hoặc giao Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của QH giám sát; xem xét báo cáo, kiến nghị của cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH về việc giải quyết KN, TC của cơ quan có thẩm quyền.
Bày tỏ sự chưa hài lòng với “thiết kế” này, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền nhấn mạnh, cần phải phải xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan, chủ thể trong việc giám sát giải quyết KN,TC cũng như quy định rõ, khi tiến hành giám sát thì giám sát như thế nào, trách nhiệm ra sao.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu dẫn chứng: Sau giám sát KN liên quan đến đất đai chúng ta đã đánh giá thực tế toàn diện hơn. “Mong muốn của người KN,TC là được giải quyết chứ không phải chỉ để chuyển đơn. Cho nên giám sát giải quyết KN,TC cần quy định “sát sườn với cuộc sống” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nói và cũng lưu ý, cần quy định kế hoạch giám sát tổng thể để tránh “quá tải” cho các bộ, ngành, địa phương.
Không nên lùi Luật Biểu tình quá lâu
Báo cáo trước UBTVQH, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cườngđề nghị lùi Dự án Luật về Hội và Luật Biểu tình từ chương trình năm 2015 sang năm 2016.
Vấn đề này, nhận được sự đồng thuận của Ủy ban Pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, Luật Biểu tình cần được chuẩn bị thật tốt. Nếu cần, có thểlùi lại để chuẩn bị thêm, nhưng không nên lùi quá lâu.
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cũng nhấn mạnh, Luật Biểu tình nếu không làm, dây dưa để kỳ họp sau dễ bị hiểu vì “lý do khác” chứ không phải không làm được.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên