Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/12/2011 - 16:08
(Thanh tra) - Ngày 22/12, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tiến hành buổi thảo luận đầu tiên với Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập về ban hành Quy chế Phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng chủ trì buổi thảo luận.
Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng chủ trì buổi thảo luận
Tham gia buổi thảo luận còn có thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập là đại diện của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Trong thời gian ngắn, Ban Soạn thảo đã tiến hành xây dựng đề cương chi tiết dự thảo quy chế, lên kế hoạch tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo.
Tại buổi thảo luận, mặc dù thời gian nghiên cứu tài liệu chưa nhiều nhưng các thành viên Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập đã tham gia đóng góp rất nhiều ý kiến về đề cương quyết định và đề xuất sơ thảo quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Qua đánh giá, đề cương quy chế và đề xuất sơ thảo cơ bản đã sự hoàn chỉnh tương đối. Tuy nhiên, tại một số điều trong đề xuất sơ thảo cần có sự điều chỉnh để xác định rõ phạm vi, trách nhiệm của từng bên liên quan.
Theo đó, các thành viên cho rằng nên tách đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh thành 2 điều riêng biệt. Việc ban hành Quy chế Phối hợp là thực hiện theo Nghị quyết 445 của Chính phủ, do đó trong quy chế cần tránh nhắc lại những điều đã ghi trong quyết định. Đồng thời, cần nhấn mạnh đến cơ chế và nội dung phối hợp để xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan cũng như triển khai thực hiện hiệu quả quy chế.
Trong kế hoạch, phải hoàn thành dự thảo quyết định trước 30/6/2012 để trình Tổng Thanh tra ký tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng thời gian như vậy là rất gấp. Để có thể đạt được tiến độ theo kế hoạch cần có sự điều chỉnh các cuộc họp và hội thảo để tăng cường trao đổi thông tin giữa các thành viên Tổ Soạn thảo và Tổ Biên tập. Dự kiến trước ngày 15/1/2012 sẽ hoàn thành đề cương chi tiết dự thảo quyết định.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng cho rằng, để ban hành được quy chế, Tổ Soạn thảo và Tổ Biên tập cần chú trọng xây dựng 4 văn bản: Dự thảo quyết định, tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ, bản thuyết minh và báo cáo tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Điều này sẽ làm tăng tính thuyết phục cũng như tính khả thi của quy chế khi đi vào áp dụng. Mặt khác, cũng cần chú ý đến việc phân chia công việc cụ thể giữa các thành viên vì TTCP chỉ là cơ quan đầu mối nắm thông tin. Để làm được điều này cần có sự lượng hóa về công việc, thời gian và trách nhiệm của từng thành viên. Theo đó, cần có sự phân chia chủ trì 4 nhóm chính: Đánh giá, phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng và hợp tác quốc tế.
Sau buổi thảo luận đầu tiên, các thành viên Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập sẽ tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến lãnh đạo và các cơ quan liên quan của bộ, ngành mình để sớm hoàn chỉnh đề cương chi tiết dự thảo quyết định.
Hải Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý