Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 16/09/2020 - 20:06
(Thanh tra) - Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình, “việc điều tra, truy tố những người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai thường khó phát hiện hơn. Có nơi còn có biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm...”.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình
Chiều ngày 16/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghe các báo cáo thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Trình bày báo cáo, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho hay, về cơ bản, các tòa án (TA) đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản mà các nghị quyết của Quốc hội đề ra; một số lĩnh vực công tác mặc dù chưa đạt được 100% theo yêu cầu nhưng tiếp tục có nhiều tiến bộ.
Hình phạt nghiêm khắc với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Theo ông Bình, tính từ ngày 1/6/2019 đến ngày 30/6/2020, các TA đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 35 vụ với 138 bị cáo; đã xét xử 19 vụ với 67 bị cáo phạm các tội vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Các TA cấp sơ thẩm tuyên phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm với 03 bị cáo; tù từ 3 năm đến 7 năm với 19 bị cáo; tù từ 3 năm trở xuống với 25 bị cáo, còn lại là các hình phạt khác.
Chánh án TAND Tối cao nhấn mạnh, thời gian qua, không có vụ án nào để quá hạn luật định.
“Các TA đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước”, ông Bình nói.
Tuy vậy, theo ông Nguyễn Hoà Bình, xét xử các hành vi phạm tội liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
“Việc điều tra, truy tố những người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai thường khó phát hiện hơn những người phạm tội khác; có nơi còn có biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm...”, Chánh án TAND Tối cao nêu.
Ông Bình cho hay, thời gian tới, sẽ tiếp tục xử lý nghiêm hành vi phạm tội liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị mới đủ sức răn đe và phòng ngừa chung; áp dụng hình phạt và mức phạt phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Cùng với đó, kiện toàn và không ngừng bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán, thư ký có đủ năng lực trong việc xét xử, nhất là đối với các vụ án phức tạp, nghiêm trọng.
Chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội
Đề cập việc thực hiện tốt việc bảo đảm tranh tụng, chống oan, sai trong xét xử, Chánh án TAND Tối cao cho biết, từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/6/2020, các TA đã thụ lý 17 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của TA; đã giải quyết dứt điểm 12 trường hợp.
Các TA cũng đã thụ lý 70 vụ án dân sự mà người bị thiệt hại khởi kiện các cơ quan Nhà nước yêu cầu bồi thường; đã giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật 54 vụ, còn lại 16 vụ đang xem xét, giải quyết.
Đáng chú ý, công tác xét xử các vụ án hình sự đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các TA đã đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ án lớn như: Vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như...
“Áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước; đồng thời, chú ý áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của các đối tượng phạm tội nhằm tránh việc tẩu tán tài sản”, ông Nguyễn Hoà Bình cho biết thêm.
Để để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác chuyên môn nghiệp vụ trong các vụ án hình sự, theo ông Bình, cần chủ động làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để thống nhất nhận thức đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong áp dụng pháp luật.
Trình bày báo cáo thẩm tra của các Uỷ ban, Tổng Thư ký của Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, công tác xét xử, tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được quan tâm đổi mới.
“Với các vụ án hình sự, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội; các vụ án lớn, đặc biệt là các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp được khẩn trương đưa ra xét xử, bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật”, ông Phúc nêu.
Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký của Quốc hội, còn một số trường hợp TA trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung chưa chính xác; một số vụ án để quá hạn luật định; một số bản án, quyết định của TA tuyên không rõ ràng, khó thi hành; tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu trong các nghị quyết của Quốc hội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh