Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/09/2011 - 17:24
(Thanh tra) - Ngày 19/9, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 1617/CT-TTg yêu cầu các bộ trưởng, thủ trướng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài phù hợp với Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 - 2020 theo hướng khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch.
Ảnh minh họa: Giai đoạn 2011 - 2020 ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường
Năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, song hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp quy hoạch còn diễn ra ở một số địa phương, đặc biệt trong các dự án sân gôn, trồng rừng, sản xuất thép, khai thác kháng sản. Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các tiêu chí kỹ thuật, công nghệ, môi trường… dẫn đến chất lượng các dự án chưa cao.
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư về tiến độ góp vốn, huy động vốn, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước chưa tốt, thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.
Hạn chế các dự án đầu tư vào khu vực phi sản xuất
Nhằm khắc phục các hạn chế trên, Chỉ thị chỉ rõ định hướng quản lý đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011 - 2020 là ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước.
Tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất; ưu tiên phát triển sản phẩm của các dự án có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hạn chế các dự án đầu tư vào khu vực phi sản xuất, làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến. Không cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài; hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài trong toàn bộ quá tình cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý dự án và kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài
Để thực hiện các định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, Chỉ thị đưa ra một số giải pháp chủ yếu là xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chế độ phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài, bao gồm việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và phân cấp quản lý một số lĩnh vực (môi trường, đất đai, xây dựng, khoáng sản, công nghệ, thương mại, giáo dục đào tạo, y tế).
Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất, các dự án khai tác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh bất động sản, sử dụng nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…
Trong công tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển tổng tể kinh tế - xã hội tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển, ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu. Bên cạnh đó, chú trọng xem xét, đánh giá lợi tích kinh tế - xã hội của dự án, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công nghệ, môi trường sinh thái, phát triển nguồn nhân lực, tác động đến cộng đồng dân cư, sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, thị trường, đối tác
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh