Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 15/06/2021 - 17:52
(Thanh tra) - Giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án lớn như đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay Long Thành vẫn rất chậm…
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, ngày mai (16/6), Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, phát triển xuất khẩu bền vững và thúc đẩy tăng trưởng năm 2021. Ảnh: Minh Thành
Ngày 15/6, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 57, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2021.
Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm là giải ngân vốn đầu tư công.
5 tháng, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 22%
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương 5 tháng đầu năm 2021 còn chậm, mới đạt 22,12% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (25,98%), trong đó vốn nước ngoài giải ngân rất thấp, chỉ đạt 2,97%.
Trước vấn đề này, cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ - Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ hơn việc chậm giải ngân của một số bộ, ngành và địa phương; tiến độ triển khai xây dựng các dự án giao thông quan trọng.
Uỷ ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ quan tâm “chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư công, nhất là đối với các dự án, công trình trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa lớn”.
“Đầu tư công là bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế”, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tham gia ý kiến sau đó.
Theo ông Cường, giải ngân vốn đầu tư công luôn là vấn đề trong cả nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội đã tham gia, đồng hành cùng Chính phủ khi phê duyệt nhiều dự án lớn, sửa đổi nhiều quy định của pháp luật.
“Hiện nay tình hình giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án lớn như đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay Long Thành vẫn còn rất chậm”, ông Cương đánh giá và đề nghị, Chính phủ làm rõ vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc.
Ông Cường cũng đề nghị, báo cáo thẩm tra nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Quốc hội trong giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm lớn để vừa đảm bảo tránh xảy ra những hệ lụy tiêu cực, rủi ro, vừa đảm bảo cho việc thực hiện các dự án đúng tiến độ.
“Nếu tình trạng giải ngân vốn đầu tư công cứ tiếp tục chậm, các dự án đầu tư lớn, nhất là các dự án đầu tư trọng điểm vẫn ách tắc như vừa qua thì nền kinh tế của chúng ta không thể tăng trưởng được”, Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh.
Đầu tư công tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay, hiện mới giải ngân được hơn 100 nghìn tỷ đồng trong tổng hơn 460 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công, thấp hơn cùng kỳ năm 2020.
Theo ông Định, năm 2020, Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt, giao trách nhiệm cho các bí thư, chủ tịch các tỉnh. Sau đó bí thư, chủ tịch các tỉnh phải họp như ông lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đã lập 1 nhóm giúp việc 15 ngày họp 1 lần để chỉ đạo.
“Khánh Hoà 6 tháng đầu năm 2020 là 1 trong 6 tỉnh có tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp nhất cả nước, nhưng làm quyết liệt cứ 15 ngày báo cáo 1 lần, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành thì đến 31/12 đã giải ngân được 96% - cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay”, Phó Chủ tịch Quốc hội cho hay.
Ông Định khẳng định rằng, nếu giải ngân được hơn 460 nghìn tỷ sẽ thúc đẩy tăng trưởng. “Tôi theo dõi thấy, tỉnh nào giải ngân đầu tư công tốt thì đầu tư xã hội cũng chạy theo nhiều, từ đó thúc đẩy được tăng trường”.
Tiếp thu các ý kiến, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho biết, ngày mai (16/6), Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, phát triển xuất khẩu bền vững và thúc đẩy tăng trưởng năm 2021.
Theo ông Khái, đợt dịch COVID -19 lần thứ 4 phức tạp hơn do chủng virus mới và len lỏi vào khu công nghiệp, khu sản xuất nhưng tăng trưởng 6 tháng ước đạt 5,8% là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn.
Phó Thủ tướng tin tưởng, năm 2021 sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% như Quốc hội đã đề ra. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, Chính phủ nhận định không được chủ quan, phải hết sức thận trọng. “Chính phủ cũng lường trước các kịch bản có thể xảy ra để chỉ đạo sát với tình hình thực tế”, ông Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh