Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 21/09/2021 - 22:35
(Thanh tra) - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã nghiên cứu, đánh giá và báo cáo về việc ban hành văn bản quy định về cấp giấy đi đường, phân vùng dịch của UBND TP Hà Nội chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Lực lượng công an kiểm tra giấy đi đường, giấy tờ cá nhân của người tham gia giao thông. Ảnh: Nguồn Vnexpress.net
Chiều ngày 21/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện của tháng 8 của Quốc hội.
Đề nghị sớm tiêm vaccine cho trẻ em
Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, cử tri đề nghị Chính phủ, bộ, ngành quan tâm chỉ đạo giải quyết một số vấn đề cấp thiết hiện nay.
Cử tri đề nghị giao Bộ Y tế, sở y tế làm đầu mối thực hiện đấu thầu tập trung trong việc mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện y tế phục vụ phòng chống dịch thay vì giao cho các bệnh viện thực hiện như hiện nay.
Đồng thời, có giải pháp hỗ trợ, khuyến khích, động viên về cả vật chất và tinh thần cho các y bác sỹ, nhân viên y tế bị lây nhiễm COVID-19 trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Cử tri đề nghị sớm có giải pháp kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính trong thanh toán bảo hiểm y tế do giãn cách xã hội; ban hành hướng dẫn quy định về vận tải hàng hóa trong thời gian giãn cách để thống nhất thực hiện tại các địa phương.
Đáng chú ý, theo ông Bình, cử tri đề nghị sớm có kế hoạch thực hiện tiêm vaccine cho trẻ em vì hiện nay số lượng trẻ em dưới 18 tuổi bị nhiễm COVID-19 ngày càng tăng và để các cháu có thể đến trường vào học kỳ 2 năm học 2021-2022.
Cử tri cũng kiến nghị xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng dịch COVID-19 để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân thông qua việc bán hàng giả là thuốc chữa bệnh và các vật tư, y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất và chia sẻ video trên mạng xã hội có nội dung không đúng sự thật về công tác phòng, chống dịch, gây tâm lý hoang mang cho cộng đồng; kích động, lôi kéo người dân không ủng hộ và phản đối thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cử tri, theo ông Bình, Ủy ban Pháp luật đã kịp thời nghiên cứu, đánh giá và báo cáo về việc ban hành văn bản quy định về cấp giấy đi đường, phân vùng dịch của UBND TP Hà Nội chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc ban hành văn bản của Bộ Y tế về việc thu hồi giấy phép hành nghề của y, bác sỹ không thực hiện nhiệm vụ chưa phù hợp với quy định của Luật Khám chữa bệnh; việc tiêm trộn 02 loại vaccine ở TP HCM và một số tỉnh, thành phía Nam trước khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ban Dân nguyện đã tiếp nhận và tổng hợp được 334 kiến nghị của cử tri của 23 đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ nhất. Sau khi rà soát, phân loại, Ban Dân nguyện đã chuyển các kiến nghị trên đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tăng cường giám sát các vụ nổi cộm, tồn đọng, phức tạp, kéo dài
Về tình hình khiếu nại, tố cáo, Trưởng ban Dân nguyện cho biết, tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương ở Hà Nội và TP HCM đã tổ chức tiếp nhận 14 vụ việc của 14 công dân và không có đoàn công dân khiếu kiện đông người.
Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn một số nhóm công dân thuộc các vụ việc khiếu nại kéo dài, đông người tiếp tục yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm.
Với các vụ việc hành chính đông người, phức tạp thuộc trách nhiệm kiểm tra, rà soát của các cơ quan Trung ương, ông Bình cho hay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Bộ Công an đã lập danh sách 35 vụ việc có tính chất rất bức xúc, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự để kiểm tra, rà soát và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng.
Đến nay đã rà soát và các địa phương báo cáo thực hiện xong ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về 16 vụ việc; hiện còn 19 vụ việc đang được tiếp tục rà soát.
Ngoài ra, UBND các tỉnh, TP đã lập danh sách 661 vụ việc, đến nay đã rà soát được 403 vụ việc, còn 213 vụ việc đang tiếp tục rà soát, giải quyết theo quy định.
Bộ Công an thống kê trên phạm vi toàn quốc có 501 vụ việc tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội.
Ông Bình cho hay, Ban Dân nguyện đã có văn bản đề nghị Bộ Công an cung cấp thông tin để phục vụ công tác giám sát và phối hợp cơ quan có thẩm quyền có giải pháp giải quyết dứt điểm vụ việc.
“Khiếu nại đông người tại một số địa phương vẫn diễn biến phức tạp, có nhiều vụ việc có nguy cơ phát sinh thành điểm nóng”, ông Bình nêu.
Từ đó, Ban Dân nguyên kiến nghị kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc nổi cộm, tồn đọng, phức tạp, kéo dài cả về lĩnh vực hành chính và tư pháp để phối hợp, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền có giải pháp giải quyết dứt điểm vụ việc.
Trong kỳ báo cáo, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện nhận được 2.530 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; trong đó có 1.707 đơn không đủ điều kiện xử lý (chiếm đến 67,47%).
Trong số 807 đơn thư đủ điều kiện xử lý, các cơ quan của Quốc hội đã chuyển 61 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; có văn bản hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với 2 vụ việc và đã nhận được 35 văn bản trả lời của các cơ quan có thẩm quyền về tiến độ giải quyết, kết quả giải quyết đối với các vụ việc đã chuyển đơn trước đó.
61/63 đoàn đại biểu Quốc hội đã tiếp nhận tổng số 651 đơn thư, trong đó có 115 khiếu nại, 37 tố cáo, còn lại là 499 kiến nghị, phản ánh; số đơn thư trùng lặp, gửi nhiều cơ quan, đơn nặc danh, không ký tên, đơn không rõ nội dung được xếp lưu theo dõi là 313 đơn.
Trong số 359 đơn đủ điều kiện xử lý, các đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển 263 đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, có 47 văn bản hướng dẫn, trả lời đơn công dân; đã nhận được 49 văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền