Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần cơ chế kiểm soát, xóa bỏ hỏi cung “khép kín”

Thứ sáu, 12/09/2014 - 09:10

(Thanh tra) - Để tránh tình trạng bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra, đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng và đại biểu Quốc hội cho rằng, cần “luật hóa” việc trang bị phương tiện, kỹ thuật hiện đại, lắp đặt hệ thống camera và ghi âm tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam…

Các đại biểu đề nghị, phải xóa bỏ tình trạng hỏi cung "khép kín" để tránh tính trạng bức cung, dùng nhục hình. Ảnh: Thảo Nguyên

Một trong các nguyên nhân để xảy ra bức cung, dùng nhục hình là do thiếu “bên thứ ba” ngoài điều tra viên và người bị hỏi cung (người bị tạm giữ, tạm giam, bị cáo, bị can) trong quá trình hỏi cung. Ở đây “bên thứ ba” chính là luật sư, người bào chữa nhưng vì nhiều nguyên nhân, thực tế, rất ít luật sư được tham dự hết các cuộc hỏi cung của thân chủ. 

Tại phiên giải trình “việc chấp hành pháp luật trong thu thập, đánh giá chứng cứ, chống bức cung, nhục hình của cơ quan điều tra chuyên trách trong hoạt động điều tra vụ án hình sự” do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức hôm qua (11/9), luật sư Trương Trọng Nghĩa bức xúc: “Có Thông tư 70, rồi Thông tư 28 nhưng có luật sư vẫn mất hàng tuần để làm thủ tục gặp thân chủ bị tạm giam. Thậm chí khi đã có giấy chứng nhận người bào chữa thì vẫn bị yêu cầu nhiều thủ tục khác”.

Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và cả các cơ quan tiến hành tố tụng cùng kiến nghị sửa đổi Bộ Luật tố tụng hình sự theo hướng bảo đảm hơn nữa quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo. 

Các vụ án oan sai, nhất là sau vụ án oan gây chấn động dư luận thời gian gần đây của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đã làm rấy lên những bức xúc, lo ngại về tình trạng bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra.

Ông Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết: “Qua điều tra cho thấy, có hành vi dùng nhục hình trong vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn và chưa phát hiện có hành vi bức cung. Tuy nhiên, những người thực hiện hành vi dùng nhục hình đối với ông Chấn đã chết nên không xử lý được”.

“Người bào chữa phải được tham gia ngay từ khi có sự đề nghị hoặc đồng ý của tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và chỉ cần đăng ký với cơ quan tố tụng, bỏ qui định về giấy chứng nhận người bào chữa vì về bản chất quyền được nhờ luật sư, người bào chữa là quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và chỉ có thể bị hạn chế bởi luật chứ không phải bởi việc cấp giấy vốn mang nặng tính hình thức”, ông Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhấn mạnh.

Đáng chú ý, đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng và đại biểu Quốc hội tập trung kiến nghị, cần luật hóa việc trang bị phương tiện, kỹ thuật hiện đại, lắp đặt hệ thống camera và ghi âm tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam để giám sát hoạt động lấy lời khai của người bị tạm giữ, tạm giam, lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng… để bảo đảm kết quả điều tra khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.

Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, hiện các nhà tạm giữ chưa đặt camera nhưng các trại tam giam, việc đặt thiết bị ghi hình tại một số phòng dùng để hỏi cung được đặt ra từ năm 1999. Ảnh: Thảo Nguyên


Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, việc lắp đặt camera toàn hệ thống nhà tạm giữ, trại tạm giam và thay thế, sửa chữa thiết bị rất tốn kém.

Thượng tướng Vương tán thành kiến nghị của đại biểu Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về việc trước mắt, có thể công nhận quyền được ghi âm, ghi hình của luật sư, bị can, bị cáo để hỗ trợ cho công tác điều tra và góp phần hạn chế hành vi dùng nhục hình, bức cung khi hỏi cung, lấy lời khai. 

Còn với Bộ Công an, để khắc phục và chấn chỉnh, chống bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho rằng, cần chú trọng giáo dục bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ về tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, ngăn ngừa hiện tượng bức cung, dùng nhục hình, mớm cung, khắc phục tình trạng công dân chết hoặc tự sát, gây thương tích tại trụ sở cơ quan công an. 

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm