Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 04/06/2022 - 17:40
(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, trong năm 2023, bên cạnh việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp cũng cần quan tâm bố trí ngân sách thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 4/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021.
Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình báo cáo thẩm tra về phương án sử dụng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021.
Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề nghị của Chính phủ về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2021.
Riêng với khoản tiết kiệm chi từ chậm trả lãi, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây thực tế là tiền giảm dự toán so với số chi trả nợ, nên không xác định là khoản tăng thu tiết kiệm chi. Vì vậy, đề nghị không đưa khoản này vào nguồn phân bổ số tăng thu, tiết kiệm chi.
Cơ quan thường trực của Quốc hội cũng đồng tình với phương án phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi do Chính phủ trình, trong đó có khoản bổ sung vốn cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 43; bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, tại các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, rất nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất, bên cạnh việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp, thì cần điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức vào ngày 1/7 hàng năm.
Theo ông, trước đây, hằng năm vẫn có điều chỉnh tăng lương nhưng 3 năm qua do ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 nên chưa thực hiện được. Trong khi đó, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức cũng rất khó khăn.
“Năm sau cần tính toán việc này, vì suy cho cùng đó cũng đó là chi cho đầu tư phát triển, góp phần để kích cầu”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về các phương án phân bổ khác.
Song với số vốn còn lại chưa phân bổ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính sớm thống nhất phương án với Ủy ban Tài chính Ngân sách. Các phương án được đề xuất là bố trí nguồn tăng cường cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, giảm áp lực về bội chi và nợ công, xem xét thưởng thêm cho một số địa phương vượt thu, bố trí cho một số dự án đầu tư công có nhu cầu cấp bách và có thể hoàn thành ngay trong năm 2022.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu Chính phủ không xây dựng phương án sử dụng khoản này thì đề nghị giảm bội chi để tăng chi trả nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Thực hiện chậm, hiệu quả gói phục hồi và kích thích kinh tế càng chậm
Liên quan đến Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng triển khai thực hiện “rất chậm”.
Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá nguyên nhân chủ quan, khách quan của sự chậm trễ này. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm và triển khai quyết liệt để sớm có kết quả cụ thể.
“Chúng ta vẫn nói đầu tư công dễ bị chậm. Chậm trong thực hiện các dự án khác đã dở rồi, chậm thực hiện gói phục hồi và kích thích kinh tế thì hiệu quả của gói này càng chậm đi. Vẫn biết thực hiện nhiệm vụ này khó, nhưng cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương và cố gắng làm sớm, không để lâu”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo ông, Chính phủ cần bám sát tinh thần nội dung nào đã rõ, đã chắc và hoàn thành rồi thì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẵn sàng họp ngoài giờ, họp bất thường xem xét để nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Trong phiên họp sáng nay, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh mục, mức vốn bố trí cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương