Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cả nước đang “thắt lưng, buộc bụng”, lùi cải cách tiền lương là phù hợp

Hương Giang

Thứ ba, 19/10/2021 - 21:48

(Thanh tra) - Tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV chiều ngày 19/10, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong trả lời báo chí về việc Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong. Ảnh: Đ.X

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, cải cách tiền lương là vấn đề quan trọng, tác động đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, Nghị quyết 27 của Trung ương đã nêu và chuẩn bị vấn đề này.

Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID -19 tác động hết sức nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân.

Cạnh đó, ngân sách Nhà nước đã phải chi rất nhiều cho công tác phòng, chống dịch, từ  mua kít xét nghiệm, mua vaccine, thiết bị y tế, cho đến hỗ trợ lực lượng tuyến đầu và cán cơ sở.

Ông Cường nhấn mạnh, năm nay hết sức cố gắng thì tăng trưởng cũng chỉ đạt trên 3%. Như vậy, nguồn lực dành cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội, chăm lo người dân cần hơn. Cán bộ, công chức cũng sẵn sàng đồng thuận theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII về lùi thực hiện cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: Đ.X

“Thời điểm nào thực hiện cải cách tiền lương thì Trung ương giao Chính phủ, các cơ quan liên quan và Quốc hội xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”, ông Cường cho hay.

Theo ông Cường, Trung ương đã xác định, nhóm người thu nhập thấp - có lương hưu trước năm 1995 thì được xem xét trước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong nói rõ thêm, chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ các giải pháp tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương như cơ cấu thu chi ngân sách, đảm bảo nguồn thu bền vững; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản.

Chúng ta cũng quyết liệt thu hồi tài sản tham nhũng; tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên hàng năm… để dành nguồn cho cải cách tiền lương.

“Các vấn đề này đều tập trung thực hiện nhưng so với nhu cầu vẫn chưa đủ nguồn lực. Cạnh đó, đề án vị trí việc làm, tinh giản bộ máy, biên chế cũng chưa đáp ứng yêu cầu”, ông Phong cho hay.

Trong bối cảnh, các điều kiện cần thiết để cải cách tiền lương chưa đạt được yêu cầu thì nguồn lực quốc gia lại phải tập trung cho phòng, chống dịch COVID -19.

Theo ông Phong, các địa phương đang đề nghị Quốc hội cho phép sử dụng nguồn tiết kiệm cải cách tiền lương cho phòng, chống dịch.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu dẫn chứng, như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang có người dân trở về quê nhưng địa phương không có nguồn để chi giải quyết vấn đề này.

“Chỉ đạo của Trung ương lùi thời điểm cải cách tiền lương là phù hợp. Bởi lẽ các điều kiện cần và đủ chưa đáp ứng được”, ông Phong nêu quan điểm và nói thêm rằng, cả nước đang “thắt lưng, buộc bụng” lo phòng chống dịch, chờ cơ hội để phục hồi kinh tế.

Vẫn theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, sắp tới, cải cách tiền lương theo lộ trình nào, căn cứ theo mức lương cơ bản hay mức sống tối thiểu, các mức chênh lệch của khoảng cách về tiền lương chắc chắn Chính phủ sẽ trình trong điều kiện ngân sách, nguồn lực cho phép.

Tháng 5/2018, Hội nghị Trung ương 7 (khoá XII) đã thông qua Nghị quyết 27 cải cách chính sách tiền lương. Thời gian bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2021.

Mục tiêu đề ra là, từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; trong đó tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp….

Do ảnh hưởng của COVID -19, tại Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đến 1/7/2022, thay vì năm 2021.

Mới đây, tại Hội nghị 4 khóa XIII, Trung ương tiếp tục đồng tình lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm