Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận trách nhiệm trước nạn “hàng giả, hàng nhái”

Thứ hai, 17/11/2014 - 17:16

(Thanh tra) - Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng chiều nay (17/11) trở nên nóng ngay từ những phút đầu, đặc biệt là những vấn đề của chính ngành Công thương như công nghiệp hỗ trợ, chống hàng giả, hàng nhái…

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, nạn “hàng giả, hàng nhái là tồn tại nhức nhối nhiều năm". Ảnh: Thảo Nguyên

Công nghiệp hỗ trợ đúng là có vấn đề

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế) chất vấn: Chúng ta xác định, công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá phát triển nhanh bền vững các ngành công nghiệp chủ lực. Nhưng đến nay, công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa có gì đáng kể. Có phải do thiếu chính sách? Trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu? 

Sau 10 năm công nghiệp hỗ trợ và chế tạo đều yếu kém, đa phần lắp ráp và gia công. Đâu là nguyên nhân (rõ thì rõ phương hướng và trách nhiệm) có phải do thiếu tập trung trong lãnh đạo?, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) chất vấn.

“Thừa nhận đúng là công nghiệp hỗ trợ thời gian qua có khá nhiều vấn đề”, Bộ trưởng cho biết,

Không có chuyện chúng ta sản xuất điện cầm chừng

Trả lời chất vấn liên quan đến việc sản xuất điện phải chăng cầm chừng, trong khi chúng ta mua điện của tư nhân, nhập điện của Trung Quốc với giá cao?, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, “ý kiến này không có cơ sở. Vì chúng ta, Đảng, Nhà nước nhân dân chắt chiu xây công trình thủy điện, trong đó có những công trình thủy điện qui mô lớn, đa mục tiêu như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Trị An, Yaly…”.

Theo Bộ trưởng, một trong những mục tiêu khi Quốc hội quyết định xây dựng những công trình này là tận dụng lợi thế, tiềm năng thủy năng để xây dựng công trình này vừa để phát điện, hạn chế, cắt lũ mùa mưa; cấp nước phục vụ sản xuất đời sống nhân dân trong mùa kiệt. Vì thế, không lý do gì chúng ta không khai thác triệt để các thủy điện lớn theo các mục tiêu đã định.

Riêng với thủy điện Hòa Bình, sau 3 năm đưa vào khai thác, năm nào cũng phát vượt sản lượng thiết kế. Mỗi năm phát trên dưới 10 tỷ kWh. Các thủy điện lớn khác cũng vậy. “Tôi xin báo cáo với Quốc hội là không có cơ sở cho việc nói rằng chúng ta phát điện cầm chừng ở các dự án thủy điện lớn”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhắc lại và cho biết, gần đây nhất, chúng tôi có thông tư hướng dẫn để về việc Tập đoàn điện lực Việt Nam mua điện của dự án thủy điện nhỏ ngang bằng với các dự án thủy điện khác.

Chính phủ đã ban hành một số chính sách đối với 6 nhóm hàng hóa liên quan đến công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo ô tô, điện tử, dệt may, da giầy, hàng nhựa. Gần đây nhất, Bộ đã ban hành quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, do cấp độ pháp lý của những chính sách này còn đthấp, chưa đạt yêu cầu, thậm chí chưa có nghị định nên chưa tạo thuận lợi cho công nghiệp hỗ trợ phát triể và hiện nước ta mới chủ yếu nói đến phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ liệu.

Bộ trưởng giải thích, nguyên nhân là do xu thế thương mại hóa toàn cầu, sự phân công trong chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ngày càng được quyết định bởi các doanh nghiệp lớn. Cho nên, khi các doanh nghiệp đa quốc gia sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh đã sử dụng mạng lưới xí nghiệp vệ tinh, mạng lưới các doanh nghiệp hỗ trợ hình thành sẵn có để chuyên cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia này. “Việt Nam đi sau nên việc len chân được vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng là điều hết sức khó khăn, trong bối cảnh chúng ta sức còn đang yếu, kinh nghiệm chưa nhiều”. 

Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ liên quan đến sản xuất linh kiện, phụ tùng đòi hỏi nguyên vật liệu, nhất là vật liệu mới, đặc biệt là thép chế tạo, chất dẻo nước ta hầu như chưa có, phải nhập khẩu, đương nhiên khi đó giá thành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ này khó cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài. Cùng với đó, chúng ta cũng còn thiếu đội ngũ lao đọng trình độ tay nghề cao, thâm nhiên.

Theo Bộ trưởng, để có thể phát triển lĩnh vực này, đòi hỏi quy mô sản xuất phải khá lớn, đủ để cho sản xuất với số lượng nhiều. Trong chương trình báo cáo Chính phủ, Bộ Công thương sẽ có nội dung liên quan đến biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ.

Có chặn đứng nạn “buôn gian, bán lậu”?

ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) chất vấn, có những mặt hàng ở trong nước, người dân và doanh nghiệp sản xuất được, tiêu thụ không hết, nhưng hàng giả, kém chất lượng vẫn “thẩm lậu” qua biên giới như thuốc lá, đường, nông sản… “Bộ trưởng có dám cam kết với ĐBQH và cử tri sẽ kiên quyết ngăn chặn xử lý các hàng nêu trên so với năm 2014 giảm được bao nhiêu %? Bộ trưởng cần bao nhiêu lực lượng chuyên trách bán chuyên trách để thực hiện hiệu quả?”

“Hàng giả, hàng nhái là tồn tại nhức nhối nhiều năm. Cá nhân tôi đã nhận trách nhiệm về hạn chế này mặc dù ngành Công Thương, lực lượng quản lý thị trường đã có nhiều cố gắng, còn các lực lượng khác thuộc các bộ, ngành như Hải quan, biên phòng, công an, thuế cũng đã hết sức nỗ lực, các địa phương cũng nỗ lực nhưng hiệu quả chưa cao”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói cho biết, tỷ lệ số vụ việc vi phạm gian lận thương mại trong nước năm sau đều cao hơn năm trước, số vụ xử lý vi phạm cũng cao hơn năm trước. 10 tháng đầu năm 2014, số vụ kiểm tra và số vụ xử phạt của lực lượng quản lý thị trường đều tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, tình hình vẫn diễn biến phức tạp. 

Theo Bộ trưởng, do thị trường ngày càng phát triển mạnh, độ mở của nền kinh tế lớn nên việc giao thương hàng hóa tăng, phần tử làm ăn không chính đáng lợi dụng kẽ hở, mở cửa để đưa hàng giả, hàng kém chất lượng vào tiêu thụ trong nội địa. Nhưng phương tiện, công cụ vừa thiếu vừa yếu, trang thiết bị không đầy đủ cho nên đấu tranh chống lại các hiện tượng này nhiều khi hiệu quả không cao. 

“Đi kiểm tra mà thiếu trang thiết bị kiểm nghiệm, thiếu trang thiết bị để đánh giá chất lượng nên thậm chí để xác định chất lượng phân bón trên thị trường ở khá nhiều nơi anh em các chi cục quản lý thị trường đã phải thử bằng miệng. Dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón đó là một hiện tượng có thật”, Bộ trưởng cảm thán trả lời chất vấn.

Nội dung chất vấn nóng bỏng nhưng rất chiến lược Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, kỳ họp này, “Quốc hội lựa chọn 4 vị Bộ trưởng để chấn vấn những vấn đề rất nóng, rất cụ thể nhưng cũng là những vấn đề chiến lược, có tầm chiến lược lớn”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, câu hỏi chất vấn phải ngắn, đúng, trúng vấn đề. Ảnh: Thảo Nguyên Gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế tạo. Cơ sở hạ tầng giao thông là một đột phá của nhiệm vụ đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng mà Đại hội Đảng đã đề ra. Chúng ta cũng xem xét chất lượng cải cách hành chính, chất lượng đội ngũ công chức của nước ta. Chính sách cán bộ, tiền lương và đặc biệt, quan tâm vấn đề lao động, việc làm, giảm nghèo, giải quyết an sinh xã hội. “Chúng ta đang từng bước xây dựng văn hóa của Quốc hội, nên trong chất vấn mục tiêu để đi cùng một hướng, giải quyết vấn đề đồng bào, cử tri cả nước quan tâm, cùng nhau đưa ra tranh luận, thảo luận, chốt được vấn đề”, Chủ tịch Quốc hội nói và yêu cầu, Bộ trưởng, trưởng ngành, các cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp phải tiếp tục làm tốt hơn chất lượng công tác của mình, đúng với tinh thần lấy phiếu tín nhiệm mà các vị ĐBQH đã thể hiện.


Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: Bế mạc Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII

Cao Bằng: Bế mạc Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII

(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, sau 2,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 26 bước vào phiên họp cuối, thảo luận và biểu quyết thông qua các nghị quyết và bế mạc kỳ họp.

Trung Hà

14:53 11/12/2024
Hà Giang phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt trên 3.400 tỷ đồng

Hà Giang phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt trên 3.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII đã tổ chức phiên thảo luận tại hội trường nhằm đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Bùi Bình

14:35 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm