Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 10/11/2021 - 23:14
(Thanh tra) - Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, qua kiểm tra phát hiện có trục lợi chính sách. Ngoài ra, có khoảng 1.990 trường hợp nhận tiền hỗ trợ sai.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Đ.X
Chiều ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung bắt đầu trả lời chất vấn.
Đã thu hồi 1,6 tỷ đồng tiền hỗ trợ “phát nhầm”
Đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang) đề cập chuyện 22.000 người nhận tiền hỗ trợ nhầm ở Bình Dương.
“Một tỉnh phát nhầm, nhận nhầm 22.000 người hỗ trợ, Bộ trưởng có nắm được không và xử lý thế nào?”, bà Hương chất vấn.
Trả lời, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đính chính thông tin đại biểu nêu ra. Ông cho hay, sau khi có dư luận báo chí, ông đã điện thoại cho Bí thư Bình Dương và cử một thứ trưởng của bộ cùng đại diện Mặt trận Tổ quốc Trung ương vào làm việc và xác định chỉ khoảng 1.990 trường hợp nhận tiền hỗ trợ sai.
Đây là chính sách hỗ trợ với người phải thuê trọ của tỉnh Bình Dương với mức 800.000 đồng/người. Chính Bình Dương đã phát hiện số lượng đăng ký lớn, đáng nghi ngờ và rà soát ra số lượng 22.900 hồ sơ trùng lặp, nhưng mới chỉ chi số tiền 1,6 tỷ đồng, đến nay đã hoàn trả đầy đủ.
Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) chất vấn về việc đối tượng của các gói hỗ trợ phục hồi sau dịch COVID -19 rất khó để tiếp cận bởi thủ tục còn rườm rà khó khăn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết qua đánh giá các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hầu hết đi vào cuộc sống, đã giải ngân khoảng 60.000 tỷ, hỗ trợ được 40 triệu lượt người và 0,5 triệu đơn vị sử dụng lao động. Việc hỗ trợ công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
“Tuy nhiên, do giãn cách xã hội và số lượng người quá lớn cùng thời điểm tính chất cấp bách. Khâu tổ chức thực hiện, ngành còn điều này điều kia do đó có khuyết điểm như người dân chậm được nhận, một số chưa được nhận, thậm chí còn có phát nhầm, nhận nhầm”, ông Dung xác định.
Khoảng 1,3 triệu lao động về quê trong đại dịch
Về việc có trụ lợi chính sách hay không? Bộ trưởng cho hay, khi xây dựng các chính sách, các văn bản đều nêu rõ phân công trách nhiệm cho người đứng đầu các địa phương, lãnh đạo các ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Tổng Giám đốc BHXH… Các đoàn công tác vừa qua đi đâu cũng kiểm tra về vấn đề an sinh xã hội.
“Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng mới tổ chức 12 đoàn đi kiểm tra 33 địa phương, có phát hiện trục lợi không thì tôi khẳng định là có. Nghị quyết 42, từng có những cán bộ bị kỷ luật vì đưa danh sách người nhà vào diện được hưởng hỗ trợ, Nghị quyết 68 cũng phát hiện chỗ này chỗ kia. Những sai phạm cá biệt không tránh được, nhưng về cơ bản các chính sách đã được thực hiện minh bạch”, Bộ trưởng khẳng định.
Đại biểu Trình Lam Sinh đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp hỗ trợ người dân về quê trong các đợt dịch vừa qua, để họ “không bị bỏ lại phía sau”. Kết quả triển khai hỗ trợ người lao động tự do? Tại sao cũng là lao động tự do nơi được hỗ trợ, nơi không?
Trả lời, Bộ trưởng cho biết, lực lượng lao động về quê tương đối lớn, khoảng 1,3 triệu người. Qua làm việc với các tỉnh phía Nam, ông được biết, khoảng 30% người có nhu cầu quay trở lại TP HCM và các tỉnh phía Nam, 30% muốn chuyển địa bàn khác, còn lại muốn ở lại quê và tìm công ăn việc làm.
Bộ trưởng đề nghị các địa phương có kết nối để vận động, thuyết phục người lao động trở lại, hoặc các địa phương phối hợp với nhau để giới thiệu việc làm cho người lao động.
Cạnh đó, các tỉnh cần tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, như Quảng Trị, Quảng Nam tiếp nhận toàn bộ công nhân may làm việc ở địa phương. Song song với đó, địa phương cần triển khai các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ cho người lao động.
Về kết quả triển khai gói lao động tự do, Bộ trưởng Dung cho biết trong Nghị quyết 68 đã tạo ra sự linh hoạt, tức là Chính phủ chỉ quy định sàn mức hỗ trợ còn địa phương chủ động đưa chính sách. Do đó, từ 1 triệu người được hỗ trợ ở chính sách trước đó, đã tăng lên 12 triệu với kinh phí 16.990 tỷ đồng.
Còn nơi được hỗ trợ, nơi không, ông cho rằng do địa phương ngân sách dự phòng không còn nên chậm… Do đó, Bộ sẽ tổng kết để điều chỉnh cho phù hợp.
Dự kiến điều chỉnh tiền lương hưu đầu năm 2022
Đại biểu Vương Thị Hương đặt vấn đề, người nghỉ hưu trước năm 1995 đã cao tuổi, lương hưu thấp, nhều người chật vật mưu sinh. Đây là nhóm người dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh. Bộ trưởng giải quyết vấn đề này như thế nào?
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, vừa qua phải dừng cải cách tiền lương, nhưng trong đề xuất của Chính phủ vẫn cho phép điều chỉnh lương hưu, nhất là những người về hưu trước năm 1995 và người có lương hưu thấp.
Chính phủ đang lấy phiếu các thành viên, sẽ trình Thủ tướng xem xét quyết định vấn đề này. Trước đây dự kiến 1/7/2022 sẽ điều chỉnh lương hưu, nhưng do dịch bệnh khiến đời sống người hưởng lương hưu khó khăn, Bộ đề xuất Chính phủ điều chỉnh sớm hơn, từ ngày 1/1/2022. Mức điều chỉnh dự kiến là 7,4%. Tổng kinh phí điều chỉnh lương hưu là 12.650 tỷ đồng.
“Chúng tôi đang cố gắng để ban hành sớm chính sách”, ông Dung nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà