Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đổi mới chính trị hết sức cấp bách

Thứ sáu, 22/01/2016 - 14:53

(Thanh tra) - Ngày 22/1, tại Đại hội Đảng lần thứ XII, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, giai đoạn tới, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách.

"Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân bằng tấm gương tự đổi mới và sự lãnh đạo hiệu quả của mình đối với đất nước và dân tộc", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh bày tỏ

Không đổi mới sẽ tụt lại phía sau

Khẳng định thành tựu 30 năm đổi mới đất nước không thể phủ nhận, nhưng Bộ trưởng Vinh cũng cho rằng, Việt Nam vẫn đang là một nước nghèo. Chúng ta chưa bằng lòng, thỏa mãn với những gì đạt được nhất là khi chúng ta nhìn lại mình trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện như chúng ta.

Đầu thế kỷ XIX, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như về quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philipin và Myanma cộng lại, gấp hơn 1,5 lần với Thái Lan. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới. 

Hiện này, tính theo số liệu năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của nước ta chỉ bằng chưa đến 1/5 mức trung bình của thế giới và chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan. 

“Mọi sự so sánh đều là khập khiểng”, Bộ trưởng Vinh nói và lưu ý, chúng ta đã có 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương với thời gian để các quốc gia, vùng lãnh thổ lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đưa đất nước, vùng lãnh thổ mình từ những đất nước, vùng lãnh thổ nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành những quốc gia, vùng lãnh thổ có kinh tế phát triển. 

Theo Bộ trưởng Vinh, chúng ta chấp nhận hội nhập là chấp nhận cạnh tranh. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam là một đòi hỏi có ý nghĩa sống còn. 

“Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa nếu không muốn tụt lại phía sau, nếu không muốn nền kinh tế trì trệ kéo dài rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp”, Bộ trưởng bày tỏ.

Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân bằng tấm gương tự đổi mới


Nhìn lại 5 năm trước, cũng tại Hội trường này, theo Bộ trưởng Vinh, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế và đạt được một số kết quả nhất định nhưng đổi mới về chính trị hầu như chưa làm. Nên công cuộc đổi mới chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. 

Vì vậy, giai đoạn tới, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách. 

Đảng là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, cần chủ động và nghiêm khắc đánh giá lại chính mình và thực hiện nghiêm chỉnh những nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc đã xác định.

Kiên quyết đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị để hoạt động hiệu quả hơn, thực chất hơn.

Bộ Vinh cho rằng, đây là nhân tố tiên quyết, quan trọng nhất cho quá trình Đổi mới tiếp theo. 

“Làm tốt điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân bằng tấm gương tự đổi mới và sự lãnh đạo hiệu quả của mình đối với đất nước và dân tộc”, Bộ trưởng tin tưởng.

3 trụ cột đổi mới kinh tế

Về đổi mới thể chế kinh tế, Bộ trưởng cho rằng, phải dựa trên 3 trụ cột chính: thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường; công bằng và hội nhập xã hội, hay gọi là bình đẳng cho mọi người; nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước.

Bộ trưởng Vinh chỉ ra rằng, Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm 7%, có nghĩa là tương đương với mức tăng trưởng GDP hàng năm 8% để đến năm 2035 đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.000 đến 18.000 USD.

Để đạt được mục tiêu này, con đường duy nhất là phải tăng năng suất. Một quốc gia có khả năng nâng cao mức sống lâu dài hay không gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nâng cao sản lượng tính trên đầu người của quốc gia đó. 

Trong khi đó, mức tăng năng suất lao động của Việt Nam đã liên tục sụt giảm từ cuối 1990 đến nay, khiến năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp, rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, năng suất lao động ngay cả khu vực tư nhân cũng đang sụt giảm và ở mức rất thấp...

Đảm bảo chế độ trách nhiệm thực tài

“Năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém cho phát triển khu vực tư nhân là do Nhà nước còn thiếu hiệu quả”, Bộ trưởng đánh giá và đề xuất, phải nỗ lực để xử lý các vấn đề, tạo ra một cấu trúc nhà nước mạnh mẽ hơn, chặt chẽ hơn và đảm bảo chế độ trách nhiệm thực tài. 

Nguyên tắc thị trường phải được áp dụng đầy đủ hơn trong hoạch định chính sách kinh tế trên cơ sở phân định rõ các lĩnh vực công và tư; hạn chế xung đột lợi ích, tăng cường bảo vệ quyền tài sản, đặc biệt là về đất đai, thực thi cạnh tranh thị trường và hợp lý hóa sự tham gia của Nhà nước trong nền kinh tế.

Cùng với đó, nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và cân bằng giữa 3 nhánh quyền lực, tạo dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin chính xác và kịp thời của công dân; tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin báo chí....

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm