Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 16/08/2022 - 21:51
(Thanh tra) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường bày tỏ băn khoăn nhiều quy định về hành vi bạo lực gia đình tại Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường. Ảnh: Đ.X
Ngày 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi.
Trình bày báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định khái quát thành các nhóm hành vi bạo lực gia đình.
Có một số ý kiến lại góp ý về nội dung của một số điểm quy định về hành vi bạo lực gia đình; hay đề nghị bổ sung hành vi “gián tiếp” gây ra bạo lực gia đình.
Theo bà Thúy Anh, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy hầu hết các hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hoặc bạo lực kinh tế.
“Có hành vi bạo lực tác động đến người bị bạo lực gia đình có thể đan xen lẫn nhau, do vậy, nếu quy định khái quát thành 4 nhóm hành vi bạo lực gia đình thì có thể trùng lắp các hành vi bạo lực gia đình”, bà Thúy Anh nêu.
Quan điểm của cơ quan này cho rằng, quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật. Đây cũng là cách tiếp cận được các tổ chức quốc tế khuyến nghị và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Do vậy, Thường trực Ủy ban Xã hội dự kiến tiếp tục quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình và rà soát, tiếp thu, chỉnh lý các điểm quy định về hành vi bạo lực gia đình tại Điều 3 Dự thảo trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Góp ý sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường bày tỏ băn khoăn quy định về các hành vi bạo lực gia đình.
Ông Cường nói tại khoản e Điều 3 nêu: “Ngăn cản thành viên gia đình ra khỏi nhà, gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh” là hành vi bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, khi thảo luận tổ có ý kiến đại biểu chỉ ra việc có con, cháu 16 - 17 tuổi cuối tuần không chịu đi học mà định cùng nhóm bạn đi chơi, đi phượt song gia đình không cho.
“Khi gia đình không cho đi nếu con cháu tố cáo là bị bạo lực gia đình thì có đúng không?”, ông Cường nêu.
Một ý nữa là khoản o quy định về vưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức. Rất nhiều bố mẹ, gia đình ngoài việc học chính thống ở trường sẽ bắt con đi học thêm suốt.
“Những hành vi đó mà con tố cáo, nhất là việc mẹ thường xuyên đưa con đi học thì có phải hành vi bạo lực gia đình không?”, ông Cường đặt câu hỏi.
Cùng với khoản o quy định việc cưỡng ép thành viên đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng được coi là bạo lực gia đình.
Về điều này, theo ông Cường, ở nước ngoài dù là vợ chồng nhưng không thể biết, không thể kiểm soát thu nhập lẫn nhau, chồng có tài khoản riêng, vợ có tài khoản riêng.
“Ở Việt Nam, vợ chồng có là tài khoản chung, thậm chí vợ lấy luôn ATM của chồng nữa thì có bị bạo lực gia đình hay không?”, ông Cường nêu và cho rằng, các vấn đề trên là những thực tế đặt ra để cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tính toán.
Giải trình, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc nhận diện hành vi cụ thể có phải là bạo lực gia đình không là việc rất khó.
“Ngay các cơ quan truyền thông cũng đưa lên là liệu không nghe điện thoại của vợ, chồng có phải là bạo lực không? Tương tự như câu hỏi của các ủy viên Ủy ban Thường vụ hỏi, việc này, việc khác có phải là bạo lực gia đình không thì rất khó”, ông Hùng nói.
Theo Bộ trưởng, nếu đi vào thực tiễn từng vụ việc để cố gắng khu trú lại hành vi thì quả thực rất khó. Do đó cơ quan soạn thảo cố gắng phân ra làm 4 nhóm và nhận diện thành 16 biểu hiện quy định trong dự thảo luật.
“Đến nay cơ bản đã bao quát được tình hình diễn biến trong lĩnh vực đó, đặc biệt nhận diện sâu hơn một chút về bạo lực tinh thần”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du dịch mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chấp thuận cho nội dung này.
Điều 3 (Dự thảo) quy định hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh không có khả năng tự chăm sóc;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình ra khỏi nhà, gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc các hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung, trình diễn hành vi khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
p) Cô lập, giam cầm hoặc cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật;
q) Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức thành viên khác trong gia đình thực hiện hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương