Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/04/2015 - 20:00
(Thanh tra)- Dành cả ngày thảo luận một số vấn đề lớn của Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách hôm nay (16/4), việc nên chọn mô hình tổ chức chính quyền địa phương như thế nào vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều...
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, đa số ý kiến ĐBQH đề nghị giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như hiện nay. Ảnh: Thảo Nguyên
Phát huy quyền làm chủ của người dân
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, đa số ý kiến ĐB đề nghị cấp nào cũng có HĐND và UBND nhưng có sự điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính cho phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị. “Mô hình này bảo đảm tính ổn định của tổ chức bộ máy nhà nước, không làm xáo trộn mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay; đáp ứng yêu cầu phải có sự kiểm soát của HĐND đối với UBND các cấp; bảo đảm cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải được giám sát bởi cơ quan do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và thể hiện chính quyền đó gần dân, sát dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân...”, ông Lý cho biết
“Tôi ủng hộ phương án này vì có ưu điểm nhiều hơn”, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) phân tích, việc thí điểm không tổ chức HĐND ở một số quận, huyện, phường mặc dù đã có quá trình hơn 1 nhiệm kỳ nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Lúc đầu, dự thảo đề nghị bỏ HĐND quận, phường đến nay lại đề nghị chỉ bỏ HĐND cấp phường, chứng tỏ mô hình thí điểm chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
ĐB Phạm Ngọc Tuấn (Đồng Nai); ĐB Lê Thị Phương Hoa, Phó ban Pháp chế HĐND tỉnh Vĩnh Phúc; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Danh Út cũng thống nhất đề nghị cấp nào cũng tổ chức HĐND, UBND. Theo các ĐB, quy định như vậy phù hợp với Hiến pháp 2013, phù hợp với chủ trương xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Không có “thay đổi”, không “đổi mới”
Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, cần tạo nên sự đổi mới trong tổ chức chính quyền địa phương, nhất là thể hiện rõ hơn sự khác nhau về mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên địa bàn đô thị và nông thôn để phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý tại từng địa bàn.
ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, chúng ta thực hiện nền hành chính thống nhất nhưng không đồng nhất nên phải làm sao có chính quyền Trung ương mạnh, không để có chuyện “trên bảo dưới không nghe”, nhưng cũng cần có dư địa của địa phương. “Bao nhiêu cấp không quan trọng nhưng phải thực quyền, bảo đảm lợi ích của người dân”, ĐB Trần Du Lịch nói và đề nghị nên mạnh dạn tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hoàn chỉnh: Tỉnh và cơ sở vì “nếu theo phương án này thì sẽ không xáo trộn và không ảnh hưởng gì tới hệ thống chính trị”.
Trong khi đó, theo ĐB Nguyễn Thanh Thủy, cả hai phương án đưa ra đều chưa hoàn hảo: “Không thể cho rằng chúng ta lựa chọn theo phương án bỏ đi HĐND cấp quận, phường thì sẽ bảo đảm bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn và vẫn phát huy được dân chủ nhân dân. Hay là lựa chọn phương án 1 (có cả HĐND, UBND) cũng không khẳng định được sẽ phát huy hiệu quả vì hiện nay hoạt động của HĐND nhất là cấp huyện, xã còn mang tính hình thức nhiều”.
ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) cho rằng, Dự thảo Luật phải làm rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương từng cấp, làm rõ điểm giống và khác nhau của từng mô hình chính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn, hải đảo, đô thị và đơn vị hành chính đặc biệt. Từ đó mới có thể chọn được phương án nên xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương như thế nào cho phù hợp và phát huy hiệu lực, hiệu quả.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, các ĐB đề nghị cần tăng số lượng ĐB hoạt động chuyên trách ở cấp tỉnh và cấp huyện. Theo đó, nhiều ý kiến đồng tình quy định về số lượng ĐB hoạt động chuyên trách của HĐND cấp tỉnh ít nhất là 20% trên tổng số ĐB và ít nhất là 15% trên tổng số ĐB HĐND cấp huyện.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 52, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại 3 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hương Giang
17:21 11/12/2024(Thanh tra) - Phụ cấp xét xử cho hội thẩm tăng 90.000 lên 900.000 đồng/ngày từ 1/7/2025, theo Pháp lệnh Chi phí Tố tụng được thông qua.
Hương Giang
17:08 11/12/2024Hải Hà
15:38 11/12/2024Chính Bình
15:26 11/12/2024Trung Hà
14:53 11/12/2024Bùi Bình
14:35 11/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà