Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 13/06/2022 - 13:21
(Thanh tra) - Theo đại biểu Quốc hội, câu chuyện “giằng xé” giữa chuyên môn và quản lý không phải đến khi hàng loạt lãnh đạo bệnh viện sai phạm bị xử lý hình sự mới thấy bất cập mà đã xuất hiện từ lâu.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai). Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Giám đốc bệnh viện “giằng xé” giữa chuyên môn và quản lý
Nêu ý kiến, đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) nói, Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh trình Quốc hội lần này trong bối cảnh ngành Y tế đang trải qua khủng hoảng.
Ông đặc biệt lưu ý, dịch bệnh chưa hoàn toàn chấm dứt, nhưng công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đang rất khó khăn vì tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế đang diễn ra nhiều nơi.
“Nhiều người có trách nhiệm trong hệ thống y tế không dám đấu thầu, mua sắm vì sợ sai, sợ vi phạm và thể chế pháp luật không rõ ràng được cho là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, ông Long nói.
Từ đó, đại biểu cho rằng, sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh lần này cần giải quyết căn bản những vấn đề bất cập lâu nay trong hệ thống y tế. Một trong số đó là mô hình kiêm nhiệm quản lý chuyên môn và quản lý điều hành bệnh viện công.
Theo đại biểu, giám đốc bệnh viện công trước hết phải là những người giỏi chuyên môn y khoa, trải qua quá trình phấn đấu lâu dài từ bác sĩ điều trị, quản lý cấp khoa phòng đi lên. Tuy nhiên họ lại không được đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý, điều hành, quản trị hoạt động của bệnh viện.
Điều này dẫn đến bất cập trong quản lý nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị y tế; làm cho chất lượng dịch vụ kém, hoạt động khám chữa bệnh thiếu tính chuyên nghiệp.
Những “giằng xé” giữa chuyên môn và quản lý không chỉ đến khi hàng loạt lãnh đạo bệnh viện sai phạm bị xử lý hình sự mới thấy bất cập mà đã xuất hiện từ lâu.
Đại biểu đề cập đến câu chuyện của giáo sư Tôn Thất Tùng - người được giữ trách nhiệm cao, lãnh đạo ngành Y tế nhưng cuối cùng xin thôi để chuyên tâm cho hoạt động khoa học.
Và mới đây là câu chuyện một giáo sư - bác sĩ từ chối chức vụ Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị để chuyên tâm cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Từ đó, ông cho rằng, những người chấp nhận vừa làm quản lý, vừa làm chuyên môn thì áp lực rất lớn và khó có thể hoàn thành cả 2 nhiệm vụ.
Điều chuyển lãnh đạo kiểm toán làm Phó Giám đốc bệnh viện chỉ là “tình thế”
“Chúng ta thử hình dung giáo sư - bác sĩ khi bước vào phòng mổ thay vì toàn tâm, toàn ý để cứu chữa bệnh nhân thì đầu óc vẫn đang bị phân tâm bởi gói thầu A, hợp đồng B nào đó. Và ai cũng hiểu trong gói thầu, hợp đồng đó có vô số những lợi ích, mối quan hệ chằng chịt. Nếu không thắng nổi những cám dỗ, không xử lý được hết mối quan hệ đó thì chuyện vào tù là sớm hay muộn”, ông Long thẳng thắn phát biểu.
Đại biểu cũng nói thêm rằng, sau khi xảy ra hàng loạt vụ án, ngành Y tế đã rất nỗ lực trong khâu nhân lực như điều động 1 cán bộ ngành kiểm toán sang làm Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, hay có nơi bổ nhiệm 2 giám đốc cho 1 bệnh viện với 1 giám đốc chuyên môn, 1 giám đốc điều hành tài chính.
Tuy nhiên, theo đại biểu đó chỉ là giải pháp tình thế. Vì vậy, ông đề nghị, sửa đổi, bổ sung quy định phân định rõ hoạt động chuyên môn và hoạt động quản lý bệnh viện công.
Chuẩn hóa tiêu chuẩn các chức danh quản lý, điều hành bệnh viện, bên cạnh các quy định về điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh; tiêu chuẩn về nhân lực quản lý.
Ông Long cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đề xuất thực hiện mô hình tự chủ tài chính và tự chủ bộ máy quản lý với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo quy hoạch đã nghiên cứu giai đoạn trước đây.
Luật “sơ hở”, “cơn bão Việt Á” và y tế cả nước “chao đảo”
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chia sẻ, 40 năm làm nghề y, chưa bao giờ ông thấy luật, quy định pháp lý y tế lại bị khủng hoảng, thiếu hụt, không cập nhật như bây giờ.
Theo đại biểu, những quy định của luật pháp không còn phù hợp với phòng chống dịch đã “bó tay” ngành Y, không thỏa đáng với những đóng góp của cán bộ ngành Y.
Ông đơn cử, cán bộ y tế ở cơ sở làm ngày làm đêm, bất chấp nguy hiểm, khó khăn chống dịch nhưng thù lao trực đêm chỉ có 18.600 đồng/đêm. Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng ngàn cán bộ y tế, đặc biệt y tế cơ sở đã xin thôi việc.
Cạnh đó, do luật sơ hở, lỏng lẻo nên lòng tham của một số ít cán bộ y tế có cơ hội vươn lên “xà xẻo, chấm mút, chia chác” và “cơn bão Việt Á đã nổi”.
“Y tế cả nước đang chao đảo, những chiến binh áo trắng kiên cường trong chống dịch COVID -19 trong hoạt động bảo vệ nhân dân nay đang bải hoải đứng nhìn. Họ nhìn thấy hoạt động mua sắm thuốc men, sinh phẩm đang bị đứt gãy nghiêm trọng vì các nhà thầu rất dè dặt cung cấp, các công ty tư vấn thẩm định tan vỡ, tạm nghỉ”, ông phát biểu.
Trong khi, sở y tế, Bộ Y tế bị đình đốn vì đang phải bận làm giải trình về công tác thanh tra, điều tra.
Nhận xét những điều trên khiến hoạt động khám chữa bệnh đang bị ảnh hưởng rất lớn và người bệnh là chịu thiệt thòi lớn nhất, ông Trí đề nghị, Quốc hội, Chính phủ tập trung mọi sức lực giải quyết những vấn đề cấp bách của y tế như về nhân lực, nhân sự; cơ chế bảo vệ, bảo đảm quyền lợi cho nhân viên y tế; ngăn chặn tiêu cực trong ngành Y. Đặc biệt là hoàn thiện thể chế đồng bộ những vấn đề pháp lý về ngành Y tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam