Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ai giải quyết khiếu nại người bị tạm giữ, tạm giam?

Thứ hai, 17/08/2015 - 21:55

(Thanh tra)- Đây là vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nếu là phản ánh, đề nghị có thể giao cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam giải quyết. Tuy nhiên, đã là khiếu nại (KN), tố cáo thì phải do Viện KSND giải quyết.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Thảo Nguyên

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 17/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Dự án Luật Tạm giữ, tạm giam.

KN phải do Viện KSND giải quyết

Liên quan đến thẩm quyền giải quyết KN trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, hiện cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam đang giải quyết KN liên quan tới quyền lợi của người bị tạm giữ, tạm giam như chế độ ăn, ở, mặc, chăm sóc y tế, gặp thân nhân... Viện KSND giải quyết KN mà cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam đã giải quyết nhưng đương sự vẫn KN và trực tiếp giải quyết các KN về việc áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tạm giữ, tạm giam.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết,  hiện theo quy định này vừa bảo đảm tính kịp thời trong việc giải quyết KN của người bị tạm giữ, tạm giam, vừa phù hợp với nguyên tắc là KN trước hết phải do cơ quan hoặc cấp trên của cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hoặc có hành vi bị KN giải quyết. Mặt khác, vẫn bảo đảm thẩm quyền của Viện KSND trong việc kiểm sát giải quyết KN hoặc trực tiếp giải quyết KN.

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý bày tỏ sự đồng tình với quan điểm này.

Ở chiều ngược lại, một số ý kiến cho rằng, theo quy định tại Điều 23 của Luật Tổ chức Viện KSND thì trong mọi trường hợp chỉ Viện KSND có thẩm quyền giải quyết KN. Cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không có thẩm quyền này.

Chủ tịch  Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, nếu là phản ánh, đề nghị thì cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải quyết. Còn đã là KN, tố cáo thì giải do Viện KSND giải quyết. Vấn đề này cần phải được quy định cụ thể để bảo đảm quyền lợi của người bị tạm gia, tạm giữ.

Người đồng tính, chuyển giới được giam riêng?

Về quy định trường hợp người đồng tính, người chuyển giới, người có bệnh truyền nhiễm có được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng hay không, theo nhiều ý kiến, nên thể hiện cụ thể trong luật để tránh áp dụng tuỳ tiện. Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, việc bố trí buồng tạm giữ, tạm giam đối với người đồng tính, chuyển giới cũng là vấn đề khó. Ngoài ra, có trường hợp đối tượng bị tạm giam, tạm giữ phải giam chung để có đối tượng khác bên cạnh giúp cho việc giám sát, đề phòng những sự việc xảy ra trong đêm khó phát hiện kịp thời.

“Qua mấy trường hợp xảy ra chết người vừa rồi như vụ ở Hà Nội thì đối tượng có đến 3 tiền án, 3 tiền sự, bị huyết áp cao khi vào nhà giam giữa 4 bức tường gần như kín thì không cẩn thận cũng ảnh hưởng sức khoẻ. Do đó, việc xây dựng cơ sở giam giữ cũng cần được tính toán lại cho phù hợp”, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết.

Bên cạnh đó, qua khảo sát về công tác tạm giữ, tạm giam tại một số địa phương thời gian qua cho thấy, hầu hết các nhà tạm giữ của công an cấp huyện cũng như buồng tạm giữ trong trại tạm giam đều có số lượng phòng hạn chế, trong khi đó một số vụ án có số người bị tạm giữ, tạm giam đông. Việc quy định không tạm giữ, tạm giam chung những người trong cùng một vụ án là không khả thi.

Mở rộng phạm vi điều tra cho Bộ đội Biên phòng

Trước đó, thảo luận Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, nhiều ý kiến đồng ý mở rộng phạm vi điều tra một số tội danh cho Bộ đội Biên phòng. Thực tế, tội phạm xảy ra ở địa bàn nội địa hầu hết đều xảy ra tại khu vực biên giới mà Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách và chủ trì, phối hợp với lực lượng CAND, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, chỉ nên nghiên cứu, mở rộng phạm vi điều tra ở đồn biên phòng đóng tại địa bàn xa xôi, hẻo lánh, chứ không nên mở rộng đại trà.

Vấn đề khác, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị rà soát lại quy định trách nhiệm của công an xã. “Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định công an xã trong hoạt động điều tra, cũng không quy định trách nhiệm điều tra của công an xã. Vậy công an xã thực hiện quy định tại Điều 43 Dự thảo luật thì trên cơ sở nào? Mà quy định không rõ thì thực hiện sẽ có vấn đề, sẽ vi phạm pháp luật, đặc biệt là liên quan đến Hiến pháp”, ông Lý nói.

Cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến về Dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) và việc gia nhập Công ước Viên năm 1980.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm