Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ năm, 25/04/2024 - 21:01
(Thanh tra) - Chiều nay (25/4), tại cuộc họp báo thường kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: "Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người". Ảnh: N.G
Người Phát ngôn Phạm Thu Hằng nêu rõ, Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam.
Người Phát ngôn nói: “Một lần nữa chúng tôi khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước.
Các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam và được bảo vệ, thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn”.
Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục trao đổi thẳng thẳn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với Hoa Kỳ về những vấn đề còn có sự khác biệt để tăng cường hiểu biết, qua đó đóng góp tích cực hơn nữa vào sự phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, Người Phát ngôn nhấn mạnh.
Cũng tại họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông; đồng thời yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông.
Lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, đã được khẳng định rõ trong những năm qua. Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, mà còn vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 28/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Tại đây, Quốc vương khẳng định quan hệ Việt Nam - Campuchia là quan hệ anh em, là bạn lâu đời, mang ý nghĩa lịch sử và Quốc vương sẽ tiếp tục ủng hộ hoạt động hợp tác của Chính phủ hai nước.
T.Thanh
22:02 28/11/2024(Thanh tra) - Tổng thống Rumen Radev khẳng định sẽ thúc đẩy các nước EU còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), ủng hộ Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “Thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.
T.Thanh
20:39 25/11/2024T.Thanh
20:26 25/11/2024Trần Quý
22:15 22/11/2024T.Thanh
14:58 22/11/2024TCBC
TCBC
TCBC
Bùi Bình
Chính Bình
Hương Giang
PV
Hương Trà
Thu Huyền
Trọng Tài
Văn Thanh
Chính Bình