Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ năm, 06/06/2024 - 21:05
(Thanh tra) - Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 của Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên các thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng tại họp báo. Ảnh: N.G
Chiều nay (6/6), tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết thông tin liên quan đến báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 của EU có nội dung về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam thiếu khách quan.
Việt Nam luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống của người dân
Theo Người Phát ngôn, báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 của EU mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người. Đáng tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên các thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam.
Người Phát ngôn nói: “Như đã nhiều lần khẳng định, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân.
Các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, được bảo đảm và tôn trọng trên thực tế. Các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi và đánh giá cao”.
Quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện Việt Nam - EU đang phát triển hết sức tốt đẹp. Việt Nam sẵn sàng trao đổi, hợp tác với EU trong vấn đề quyền con người trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thông qua cơ chế đối thoại thường niên và các khuôn khổ trao đổi song phương khác.
“Chúng tôi cho rằng việc tăng cường trao đổi, đối thoại thông qua các cơ chế hiện có sẽ giúp EU có đầy đủ thông tin khách quan và hiểu đúng hơn tình hình thực tế về thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - EU”, Người Phát ngôn nhấn mạnh.
Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba
Cho biết quan điểm của Việt Nam đối với việc Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách “những quốc gia không hợp tác đầy đủ về chống khủng bố” nhưng vẫn chưa đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước mà Hoa Kỳ cho là “tài trợ khủng bố”, Người Phát ngôn nêu rõ: “Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba”.
Theo Người phát ngôn, Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa qua đã đưa Cuba ra khỏi danh sách “những quốc gia không hợp tác đầy đủ về chống khủng bố”.
Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước mà Hoa Kỳ cho là “tài trợ khủng bố”.
Cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố, gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba, Người Phát ngôn cho biết.
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ mạnh mẽ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt việc bao vây cấm vận chống Cuba.
Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ sẽ có những bước đi cần thiết để tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Cuba, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Mỹ và trên thế giới”, Người phát ngôn còn nhấn mạnh.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động khảo sát trái phép của tàu Hải Dương 26
Về phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Hải Dương 26 đang hoạt động khảo sát ở vùng biển Việt Nam ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Phía Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với phía Trung Quốc về vụ việc này”.
Liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 26 của Hải quân Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng biển của Việt Nam, phía Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với phía Trung Quốc về vụ việc này.
Việt Nam hết sức quan ngại và kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động khảo sát trái phép của tàu Hải Dương 26 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tái diễn các hoạt động trái phép tương tự, tôn trọng đầy đủ quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế và tuân thủ UNCLOS 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kiểm soát, giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển, duy trì đà phát triển của quan hệ song phương, đóng góp tích cực, trách nhiệm cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông, theo Người Phát ngôn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hôm nay (11/12), tại Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44.
Trần Quý
17:45 11/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (10/12), trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Hàn Chính.
T.Thanh
15:02 10/12/2024Hoàng Nam
21:46 05/12/2024T.Lương
21:25 05/12/2024T.Thanh
18:49 05/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC