Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trà Vân
Thứ sáu, 20/12/2024 - 09:40
(Thanh tra) - Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề lớn nhất hiện nay là khả năng cạnh tranh giữa các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong nước và Trung Quốc. Việc thành – bại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của doanh nghiệp Việt trong sản xuất, kinh doanh, phân phối.
Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề lớn nhất hiện nay là khả năng cạnh tranh giữa các sàn TMĐT trong nước và Trung Quốc
Thời gian qua, sự xuất hiện và phát triển nhanh như vũ bão của các sàn TMÐT giá rẻ xuyên biên giới, nhất là từ Trung Quốc đã đẩy hàng Việt vào thế khó, đưa doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối trong nước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt.
“Trung Quốc đang tận dụng tối đa lợi thế để đưa hàng hóa sang thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Các sàn TMĐT giá rẻ của Trung Quốc như 1688, Taobao, Temu… chiếm lợi thế về giá thành, về sản phẩm hàng hóa mẫu mã đa dạng, năng lực dịch vụ khách hàng và nhất là năng lực vận chuyển”, ông Trần Quốc Kỳ - Giám đốc điều hành Gigan (hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị số) đánh giá.
Các nghiên cứu, khảo sát thị trường hàng hóa Trung Quốc thâm nhập vào Việt Nam cho thấy, cùng với việc sản xuất hàng loạt sản phẩm tiêu dùng với giá thành cạnh tranh, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào việc xây dựng trung tâm logistics, kho hàng sát biên giới, trung tâm xử lý đơn hàng tự động dọc biên giới với nước ta. Các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế lớn nhờ tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách tập trung hàng hóa tại những địa điểm gần khu vực tiêu thụ lớn nhất để rút ngắn tốc độ giao hàng, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội.
Tính đến nay, tỷ trọng hàng Việt Nam tại hệ thống phân phối trong nước khá cao, chiếm trên 85%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước. Hơn thế nữa, nước ta đang tập trung phát triển các mặt hàng thế mạnh với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, nếu không có các giải pháp căn cơ từ sản xuất, phân phối đến cơ chế, chính sách bảo vệ hàng Việt, sức ép từ làn sóng hàng giá rẻ thông qua các sàn TMĐT xuyên biên giới sẽ đè nặng lên cả những mặt hàng mà Việt Nam đang có lợi thế.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất với tiêu chí "nhanh, nhiều, tốt, rẻ". Cộng thêm sự tiếp sức của các sàn TMĐT đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà giữa hàng Việt và hàng ngoại nhập từ nước láng giềng này.
Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã có một số sàn TMĐT hợp pháp hoạt động, nhưng còn nhiều hạn chế về thời gian giao hàng và kiểm soát chất lượng sản phẩm, khâu hậu mãi… Điều đó cũng khiến doanh nghiệp Việt mất điểm trong mắt người tiêu dùng.
“Đến nay, logistics vẫn là điểm yếu khiến doanh nghiệp Việt gặp khó khăn, không chỉ trong việc cạnh tranh với đối thủ nước ngoài mà còn ngay trong thị trường nội địa”, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp công nghệ logistics (LTS) Nguyễn Thành Trung đánh giá.
Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề lớn nhất hiện nay là khả năng cạnh tranh giữa các sàn TMĐT trong nước và Trung Quốc. Việc thành – bại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của doanh nghiệp Việt trong sản xuất, kinh doanh, phân phối. Nếu doanh nghiệp không chịu bứt phá từ khâu sản xuất đến lưu thông phân phối cộng thêm các giải pháp bảo hộ thì hàng Việt sẽ thua ngay trên sân nhà.
Thực tế cho thấy, đến nay khâu liên kết giữa sản xuất với dịch vụ phân phối, nhất là hoạt động TMĐT chưa ngang tầm. Do đó, trước hết, cần khắc phục, giảm bớt các khâu trung gian trong chuỗi từ sản xuất phân phối tiêu dùng, giảm chi phí vận chuyển logistics, trung gian… để giảm giá thành sản phẩm. Cơ quan Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chuỗi cung ứng ngắn, các trung tâm đấu giá vùng kiêm sàn giao dịch để mua bán công khai minh bạch giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài.
Sau nhiều năm đầu tư vào tăng trưởng, các sàn TMĐT xuyên biên giới đã trở thành nhân tố chính trong nền kinh tế số Trung Quốc nhờ đạt được tiến bộ về lợi nhuận. Dữ liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trực tuyến trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 7,1 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 996 tỷ USD), tăng vọt 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty TNHH Xây dựng Điện Việt Mỹ được biết tới là nhà thầu hoạt động chủ yếu về lĩnh vực xây dựng công trình điện, sản xuất thiết bị và lắp đặt hệ thống điện. Đa phần các công trình do đơn vị này thi công đều nằm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, từ năm 2024 trở lại đây, nhà thầu này đối diện với hàng loạt quyết định chấm dứt hợp đồng thi công, ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của doanh nghiệp…
Chu Tuấn - Quang Danh
(Thanh tra) - Ngày 03/4/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đại học Y Tân Tạo và trường Đại học Tân Tạo. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược hợp tác giữa ba đơn vị, nhằm phát huy thế mạnh của từng bên, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, sinh viên và cộng đồng, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững.
Mai Lê
PV
Đông Hà
T.V
Kiên Tùng
Hải Hà
Hương Trà
Thái Hải
Bảo Anh
Trung Hà
Hải Hà
Đông Hà
Chính Bình
Trần Quý
Trung Hà
Trần Quý