Theo dõi Báo Thanh tra trên
CTV Xuân Thống - Đức Thắng
Thứ ba, 27/07/2021 - 06:38
(Thanh tra)- Vụ khai thác khoáng sản ngang nhiên, trái phép bị bắt giữ tại “thủ phủ” đá Quỳ Hợp của hàng chục người, nhiều phương tiện, máy móc với trữ lượng gần 1.000m3, trị giá hàng chục tỷ đồng vừa bị Công an Nghệ An triệt phá khiến dư luận quan tâm, tại sao các đối tượng này hoạt động khá lâu, xã biết, huyện nắm rõ nhưng… vẫn tồn tại.
Máy móc cùng gần 1.000m3 đá trắng bị cơ quan chức năng bắt giữ. Ảnh: TT
Ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phép
Ngày 14/7/2021, tại núi Phá Chủng thuộc xóm Kèn, xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp, Công an tỉnh Nghệ An đã bí mật đột nhập “đại công trường” khai thác đá trắng trái phép do ông Trần Văn Bảy (SN 1970), trú xóm Minh Xuân, xã Minh Hợp, Quỳ Hợp làm chủ.
Cơ quan công an đã bắt quả tang 24 đối tượng, thu giữ 5 máy xúc đào, 4 máy cắt đá, 20 máy hơi, 2 máy khoan đá, 1 ô tô tải cùng gần 800m3 đá trắng nguyên khối, đá hộc thành phẩm chưa kịp tẩu tán.
Đây là một trong những vụ bắt giữ nhiều đối tượng nhất, thu được nhiều tang vật nhất về hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ trước đến nay. Điều đặc biệt, cơ quan điều tra đã làm rõ kẻ đứng sau “đầu tư” cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép này là Trần Văn Bảy, một trong những “đại gia” làm ăn có tiếng ở vùng đất Phủ Quỳ, có nhiều mối quan hệ.
Nếu như trước đây, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp bắt giữ hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, thường bắt giữ được những người làm thuê đứng ra nhận tội, không thể truy được kẻ đứng sau đầu tư trang thiết bị, máy móc, thì việc xử lý chỉ ở “phần ngọn”, chưa làm rõ được những “mắt xích” quan trọng của vụ việc.
Ngay sau khi vụ việc được phát hiện, xử lý, chúng tôi có mặt tại xóm Kèn, xã Châu Lộc, huyện Quỳ Hợp, đây là địa bàn dân cư thưa thớt, chủ yếu đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Tìm hiểu được biết, trên núi Phá Chủng có 2 đơn vị đang khai thác đá là của doanh nghiệp Thành Trung và hộ ông Trần Văn Bảy (còn gọi là Bảy đém), còn doanh nghiệp nào được cấp phép và doanh nghiệp nào chưa được cấp phép thì không ai biết. Người dân ở đây nói rằng, hoạt động khai thác đá diễn ra từ lâu rồi.
Để lên mỏ, chúng tôi mượn một chiếc xe gắn máy, vượt qua một con suối cạn, rẽ theo con đường đất bên trái dẫn lên vị trị khai thác đá trái phép. Con đường này có chiều rộng khoảng 3m, đường dốc đá lởm chởm, có đoạn dốc nghiêng 450, do vậy chỉ có những “thợ đá” hoặc những tay lái cừ khôi mới có thể đi xe máy lên đây.
Có mặt tại núi Phá Chủng, qua quan sát khu vực này đang có doanh nghiệp Thành Trung khai thác đá trắng. Đây là doanh nghiệp đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoạt động khai thác đá. Cách đó không xa là hoạt động khai thác đá trái phép do hộ ông Trần Văn Bảy tổ chức…
Sau khi tiếp cận hiện trường, chúng tôi liên hệ với ông Lê Sỹ Hào, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường (TNMT) huyện Quỳ Hợp và được xác nhận: Vị trí khai thác đá trái phép của Bảy trước đây là của Công ty (Cty) Thành Thủy được cơ quan chức năng cấp phép khai thác từ năm 2009 đến năm 2014. Năm 2017, cơ quan chức năng đã có quyết định “đóng cửa” mỏ đá này.
Như vậy, từ năm 2017, hoạt động khai thác đá trắng của Cty Thành Thủy tại núi Phá Chủng đã chấm dứt. Tại sao lại có hoạt động khai thác đá trắng một cách ngang nhiên, rầm rộ trong một thời gian dài ở núi Phá Chủng?
Ai “đứng sau” hoạt động vi phạm pháp luật?
Sau khi bị lực lượng công an bắt giữ, hiện trường khai thác đá trên núi Phá Chủng được giữ nguyên. Các loại máy móc thiết bị, hàng trăm khối đá trắng đã được cơ quan chức năng đánh số thứ tự. Đáng chú ý, tại khu vực bãi bằng cách đỉnh núi khoảng 150m, một lán trại được dựng lên từ lâu với bờ tường bao xây gạch không nung. Phía trên lợp mái tôn, diện tích khoảng hơn 200m2. Đây là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt cho hàng chục công nhân.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vi Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Châu Lộc cho biết: Vị trí khai thác đá trái phép trước đây là mỏ đá của Cty Thành Thủy, đã hết cấp phép từ năm 2014 và đóng cửa mỏ từ năm 2017. Sau đó, không có hoạt động khai thác nào diễn ra ở đây.
Khi được hỏi, ông Trần Văn Bảy khai thác đá từ thời điểm nào? Chủ tịch UBND xã Châu Lộc nói: “Ông Bảy vào khai thác từ khoảng tháng 2/2021”. Tuy nhiên, khi phản ánh về ý kiến người dân cho biết mỏ trái phép hoạt động đã từ rất lâu rồi thì ông Hùng lý giải: “Chúng tôi cũng đi kiểm tra, xử lý thường xuyên, trước đây có người dân đi “chọt chọt” đá hộc, chúng tôi xử lý cả, ông Bảy chỉ làm từ tháng 2 năm nay thôi”.
Còn trả lời việc UBND xã biết ông Bảy khai thác đá trái phép và xã có xử lý hay không? Chủ tịch UBND xã Châu Lộc khẳng định: “Chúng tôi xử lý vào hôm 29/3/2021, thẩm quyền xã xử phạt 4 triệu đồng về hành vi khai thác trái phép. Sau đó, chúng tôi đã báo cáo lên huyện. Ngày 18/6, đoàn của huyện xuống xử lý thì ngày 19/6, xóm của đối tượng Trần Văn Bảy bị phong tỏa để phòng, chống bệnh Covid-19. Hoạt động khai thác đá có thể diễn ra trong thời gian công nhân bị phong tỏa trong núi, khó quản lý. Cùng thời điểm đó, chính quyền địa phương tập trung công việc chỉ đạo khu cách ly tập trung ở Trường Tiểu học xã, không đi đâu được”.
Trong khi đó, ông Lê Sỹ Hào, Trưởng phòng TNMT huyện Quỳ Hợp khẳng định: Ngày 18/6, đoàn liên ngành của UBND huyện đã vào điểm mỏ kiểm tra ghi nhận khoảng 20m3 đá khối và 100m3 đá hộc đã khai thác từ trước và 1 máy xúc, 1 lán trại xây táp lô bao quanh. Đoàn yêu cầu dừng các hoạt động khai thác đá trái phép, đồng thời đưa toàn bộ máy móc ra khỏi hiện trường. Đoàn liên ngành giao nhiệm vụ cho UBND xã Châu Lộc theo dõi, giám sát hoạt động khai thác đá trái phép tại đây.
Ông Hào cho biết thêm, tại thời điểm đó, đoàn liên ngành lập biên bản để xử lý đối tượng tên Cường (người đứng ra nhận chủ khai thác đá), thì hôm sau (19/6), xóm của Cường bị giãn cách và cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 và 15 rồi, nên chưa kịp hoàn thiện hồ sơ.
Theo lý giải của Chủ tịch UBND xã Châu Lộc và Trưởng phòng TNMT huyện Quỳ Hợp thì việc khai thác đá trái phép của ông Trần Văn Bảy ở núi Phá Chủng đã được cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý, và mới diễn ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, thực tế để lại hiện trường: Nhà lán trại được xây dựng kiên cố, nhiều máy móc hiện đại… và đặc biệt là có gần 1.000m3 đá xẻ, đá hộc đang nằm tại hiện trường chưa kịp vận chuyển là minh chứng việc khai thác diễn ra từ lâu rồi.
Trao đổi vấn đề này, ông Trần Đức Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết: Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra của Công an tỉnh, khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có liên quan theo quy định của pháp luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương