Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ tư, 16/08/2023 - 13:29
(Thanh tra) - Ngày 14/8/2023, TAND tỉnh Hòa Bình tiếp tục mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, đưa bị cáo Nguyễn Văn Khuê, nguyên Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã (HTX) Nghĩa Phương ra xét xử về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
TAND tỉnh Hòa Bình, nơi xét xử vụ án hình sự sơ thẩm đối với ông Nguyễn Văn Khuê ngày 14/8/2023. Ảnh: Hoàng Nam
Như Báo Thanh tra phản ánh, tại phiên xét xử vụ án hình sự “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại HTX Nghĩa Phương, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đối với ông Nguyễn Văn Khuê, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của HTX Nghĩa Phương diễn ra ngày 13/4/2023, TAND tỉnh Hòa Bình đã bác bỏ những cáo buộc của Viện KSND tỉnh Hòa Bình, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Trong quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung ngày 13/4/2023 của thẩm phán chủ tọa phiên tòa Nguyễn Quốc Tuấn có nêu: "Quá trình điều tra chưa làm rõ được số tiền bị cáo Khuê đã chi có đúng như bị cáo diễn giải hay không, nếu có thì các khoản chi nào? Cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào số tiền bị cáo tạm thu giữ để xác thực bị cáo chiếm đoạt tài sản là chưa đầy đủ, cần phải làm rõ bị cáo chiếm đoạt trên cơ sở kê khống biên bản chi nào, vào thời gian nào, số tiền là bao nhiêu hoặc làm gì thì mới có căn cứ để xác định hành vi phạm tội của bị cáo theo đúng quy định của pháp luật”.
Sau 4 tháng được yêu cầu điều tra bổ sung các căn cứ buộc tội đối với bị cáo Nguyễn Văn Khuê, theo luật sư bào chữa cho bị cáo, cơ quan điều tra và Viện KSND tỉnh Hòa Bình không bổ sung bất kỳ tình tiết mới nào, vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội đối với ông Khuê.
Bản cáo trạng do đại diện Viện KSND tỉnh Hòa Bình trình bày tại phiên xét xử ngày 14/8 cho rằng, hành vi phạm tội của ông Khuê là chiếm đoạt số tiền lớn của của HTX Nghĩa Phương, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, cần thiết phải có hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra. Do vậy, đại diện Viện KSND đề nghị mức án 14 đến 15 năm tù về tội chiếm đoạt tài sản đối với ông Nguyễn Văn Khuê.
Đại diện Viện KSND tỉnh Hòa Bình, bà Mai Thị Thủy cho biết, trong quá trình điều tra, từng trực tiếp hỏi cung bị can và ghi nhận HXT Nghĩa Phương, ông Khuê cùng các xã viên đã chung tay xây dựng, nâng cấp chợ Nghĩa Phương. Bà xác nhận việc nâng cấp, sửa chữa chợ là có thật, việc ông Khuê trình bày trước tòa, trước điều tra viên và với đại diện viện kiểm sát về xây dựng chợ Nghĩa Phương là sự thật; công sức, đóng góp của ông Khuê là rất nhiều, rất có tâm huyết, rất có trách nhiệm với bà con xã viên.
Tuy nhiên, ông Khuê vi phạm khoản 3, Điều 13 Luật Kế toán, cần bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.
Cả cơ quan điều tra và Viện KSND tỉnh Hòa Bình đều xác định bên bị hại là HTX Nghĩa Phương khi cho rằng ông Khuê đã lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt của HTX số tiền 1,8 tỷ đồng.
Thế nhưng, tại phiên tòa, người được ủy quyền của bị hại (HTX Nghĩa Phương) là ông Hoàng Anh Tuấn lại cho rằng: Trong vụ án này, HTX Nghĩa Phương nhiều lần khẳng định bằng văn bản và sự thật HTX không bị ông Khuê chiếm đoạt số tiền 1,8 tỷ. Cơ quan điều tra và Viện KSND tỉnh Hoà Bình cố ý tự xác định HTX Nghĩa Phương bị ông Khuê chiếm đoạt 1,8 tỷ đồng - HTX bị ông Khuê gây thiệt hại 1,8 tỷ đồng (khi thì xác định HTX bị chiếm đoạt khi thì xác định HTX bị thiệt hại). Theo đó, truy tố ông Khuê về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong văn bản gửi đến Hội đồng Xét xử, ông Tuấn trình bày thêm: “Có lẽ, đây là vụ án có một không hai trong lịch sử tư pháp Việt Nam và hoặc lịch sử tư pháp thế giới, bị hại phải chứng minh mình không bị chiếm đoạt tài sản. Vì đây là vụ án hình sự "lạm dụng tín nhiệm", nên chúng tôi áp dụng quy phạm pháp luật hình sự để chứng minh HTX (Nghĩa Phương - PV) không phải là bị hại, không bị chiếm đoạt tài sản bởi ông Khuê”.
Tại phần trả lời đối đáp, bà Mai Thị Thủy, đại diện Viện KSND tỉnh Hòa Bình khẳng định, Viện KSND chỉ truy tố ông Khuê về tội ký hợp đồng, thu tiền thuê kiốt mà không nhập nộp tiền về HTX Nghĩa Phương, khi bị phát hiện thì bị cáo khai là chi hết vào việc sửa chữa chợ, nhưng bị cáo không chứng minh được (đại diện viện kiểm sát thừa nhận, bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh việc này).
Tuy nhiên, việc ông Khuê không nộp tiền về quỹ dẫn đến việc không quản lý được số tiền đó trong hệ thống kế toán của HTX là vi phạm Luật Kế toán và vi phạm chế độ quản lý tài chính của HTX.
Ở vụ án này, ông Khuê khai sử dụng 1,8 tỷ đồng vào việc xây chợ nhưng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp để chứng minh, do vậy viện kiểm sát bác lời khai của ông Khuê, buộc bị cáo phải biết và chịu trách nhiệm về hành vi của mình!
Đại diện Viện KSND còn khẳng định, ông Khuê được quyền ký hợp đồng, được quyền thu tiền của những người thuê ki ốt nhưng phải tuân theo quy định của Luật Kế toán. Do trong quá trình cải tạo và nâng cấp chợ, ông Khuê đã có hành vi vi phạm nguyên tắc tài chính kế toán nên dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự.
Lý giải về việc không thực hiện giám định giá trị công trình mà ông Khuê đã xây dựng tại chợ Nghĩa Phương, bà Thủy cho rằng, Viện KSND chỉ truy tố ông Khuê ở tội ký hợp đồng cho thuê ki ốt (đúng quy định - PV), nhưng sử dụng phiếu thu không hợp pháp, không hợp lệ, khi lấy tiền không nhập vào quỹ của HTX… chứ không truy tố việc tham ô, hay lạm dụng trong việc sửa chữa, cải tạo chợ Nghĩa Phương. Do vậy, việc trưng cầu giám định đối với các hạng mục xây dựng chợ Nghĩa Phương là không cần thiết, không bắt buộc, không liên quan, nên không cần phải thực hiện giám định, định giá.
Tuy nhiên chỉ một lát sau, vẫn trong mạch tranh tụng, trả lời luật sư bào chữa cho ông Khuê, bà Thủy lại lập luận, việc sửa chữa chợ chỉ là lời khai của bị cáo, trong quá trình điều tra không có đủ căn cứ để khẳng định bị cáo dùng số tiền đó để sửa chữa chợ.
Với nhận định rằng việc giám định giá trị xây dựng chợ Nghĩa Phương là không cần thiết, không liên quan nên không cần phải thực hiện, thì tất nhiên cơ quan điều tra, Viện KSND lấy cơ sở nào để đánh giá giá trị mà ông Khuê đã thực hiện đối với các hạng mục xây dựng chợ Nghĩa Phương?
Thêm nữa, việc ông Khuê đưa ra các chứng từ, hóa đơn hợp pháp để chứng minh việc xây dựng chợ Nghĩa Phương là bất khả thi vì theo luật sư Nguyễn Văn Thi, ông Khuê làm sao có thể cung cấp chứng cứ khi ông bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt giam.
Việc khám xét văn phòng làm việc, thu giữ tài liệu, chứng cứ và quá trình mở niêm phong tang vật cũng được luật sư Thi cho rằng đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Một tình tiết rất ngạc nhiên là, dù ông Hoàng Anh Tuấn, người được triệu tập đến dự phiên tòa với tư cách người đại diện của bị hại, tại phần tranh tụng, nêu ra 7 câu hỏi đối với đại diện Viện KSND tỉnh Hòa Bình nhưng vị này cho rằng, ông Tuấn chỉ là người được ủy quyền của người đại diện của bị hại, nên từ chối trả lời.
Sau đó, dù được chủ tọa phiên tòa giải thích, đại diện Viện KSND tỉnh Hòa Bình vẫn giữ nguyên quan điểm không trả lời người đại diện của bị hại.
Ngay cả với yêu cầu của thẩm phán chủ tọa phiên tòa ngày 13/4/2023 là trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ nguồn tiền 2,6 tỷ đồng mà ông Khuê đã ký chi tạm ứng được lấy từ đâu, có phải từ 1,8 tỷ thu từ việc cho thuê kiốt hay không, cũng được bà Thủy cho rằng là không liên quan, không cần phải chứng minh.
Câu hỏi của ông Khuê đặt ra tại phiên tòa rằng: Liệu có sự sắp đặt, trả thù đối với ông ở đây hay không khi mà các cơ quan tố tụng lại khép tội ông một cách vội vàng, khiên cưỡng như vậy?
Như PV Báo Thanh tra đã nhiều lần phản ánh trước đây, ông Khuê là người từng đứng đơn tố cáo những hành vi sai trái của một số quan chức, lãnh đạo trong tỉnh Hòa Bình.
Dù cơ quan điều tra và Viện KSND tỉnh Hòa Bình không bổ sung thêm các tình tiết mới theo quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Hội đồng Xét xử, lý lẽ buộc tội của viện kiểm sát còn nhiều tình tiết mâu thuẫn như vậy nhưng tại phiên tòa, thẩm phán Trần Quốc Tuấn, người đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, lại đồng tình với những cơ sở luận tội của Viện KSND tỉnh Hòa Bình và bỏ qua những những ý kiến giải trình của người đại diện bị hại, lập luận của luật sư bào chữa và tuyên ông Nguyễn Văn Khuê phạm tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", xử phạt 12 năm tù.
Tổng hợp với hình phạt tại bản án đã xử trước đó, ông Khuê phải chấp hành hình phạt chung của các bản án là 13 năm 3 tháng tù, tình từ thời điểm ngày 13/8/2020.
Phiên tòa kết thúc trong nỗi uất nghẹn của người thân, gia đình ông Khuê cũng như sự ngỡ ngàng của những người tham dự.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến của vụ việc này và cung cấp thông tin tới độc giả.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.
Thanh Giang - Trang Nhung
08:00 21/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân