Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Từ lời mời chào miễn phí đến mất trắng tiền tỷ do đầu tư ủy thác

Hoàng Nam

Thứ năm, 19/01/2023 - 12:44

(Thanh tra) - Thông qua Trang Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận được rất nhiều vụ việc lừa đảo thông qua các ứng dụng trên nền tảng mạng xã hội.

Trên appstore, ứng dụng KRNH-Assets được đánh giá ở mức 2 sao. Ảnh: Hoàng Nam

Qua các thông tin được chia sẻ, phóng viên Báo Thanh tra đã liên hệ trực tiếp với anh D., một nhà đầu tư tài chính ở Quảng Trị bị các đối tượng dẫn dụ đầu tư chứng khoán lừa mất gần 2 tỷ đồng, thông qua ứng dụng KRNH-Assets trên danh nghĩa của Công ty TNHH Chứng khoán NH Việt Nam.

Anh D cho biết: :Vào khoảng giữa năm 2022, tôi có nhận được các cuộc điện thoại của một nhóm đối tượng có tên (trong ứng dụng Telegram): Bích Ngọc (Business) (@ngocbichmylove96; Trần Thanh Khải (@Tranthanhkhai); PHAN QUÂN (@khanhphuonh6368); BA (Bảo Hân); KR(NH) Nhóm học cổ phiếu và tên Zalo: Chuyên viên tài khoản ủy thác; Trần Bích Ngọc; Bảo Hân; Nhóm Phân tích CP 5… mời tham gia vào nhóm để gửi tặng miễn phí các tài liệu về đầu tư chứng khoán.

Lúc đầu tôi không tham gia, vì thời điểm đó tôi vẫn đang đầu tư chứng khoán trên sàn HOSE. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc, tôi bị thua lỗ khá nhiều và bắt đầu dành thời gian tìm hiểu về cách thức hoạt động của nhóm này. Đầu tiên, tôi tìm kiếm thông tin về Công ty TNHH Chứng khoán NH Việt Nam, thấy rằng công ty này có địa chỉ tại Hà Nội và TP HCM, có mã số thuế vẫn đang hoạt động. Sau đó, tôi tham gia nhóm chat zalo với khoảng 38 thành viên, nhóm Telegram 58 thành viên, trò chuyện về cách thức đầu tư, các quy định về ủy thác đầu tư…".

Hành trình đầu tư bắt đầu từ những lời mời chào miễn phí…

Anh D được các đối tượng dẫn dụ tham gia đầu tư ủy thác theo app KRNH-Assets. Ảnh do nhân vật cung cấp

Ngày 09/12/2022, anh D bắt đầu tham gia đầu tư bằng cách tải app KRNH-Assets, mở tài khoản và chuyển 300 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn của chuyên viên tài khoản ủy thác.

Sở dĩ anh D tham gia đầu tư theo app KRNH-Assets là do bị thua lỗ ở sàn giao dịch HOSE, trong khi thấy mọi người trong nhóm hàng ngày vẫn chia sẻ thông tin đầu tư và lợi nhuận thấy rõ, giao dịch ở app KRNH-Assets là theo T0 và T+1.

Việc nhiều người trong nhóm chat khoe mức lợi nhuận rất cao đã kích thích lòng tham của anh D.

Từ ngày 9 đến 23/12/2022, anh D đã chuyển hơn 1,2 tỷ đồng để ủy thác đầu tư theo app KRNH-Assets.

Để kiểm chứng, từ ngày 14 đến ngày 16/12/2022, anh D đã thử rút tiền từ app 3 lần, tổng cộng là 59 triệu đồng và cả 3 lần đều thành công dù có thông báo cho chuyên viên tài khoản ủy thác hay không. Điều này càng làm cho anh D thêm tin tưởng và tiếp tục rót tiền đầu tư theo khuyến nghị của những chuyên viên tài khoản ủy thác.

… Những buổi đào tạo trực tuyến “miễn phí”…

Những lời tung hô mỹ miều nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Ảnh do nhân vật cung cấp

Cũng theo anh D, để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, hàng đêm (19h00 đến 20h00 các ngày từ chủ nhật đến thứ năm hàng tuần), có 1 người tự xưng là “thầy Khải”, tổ chức dạy trực tuyến cho các nhà đầu tư để cung cấp các kiến thức về giao dịch chứng khoán qua app KRNH-Assets.

Mỗi lần live tream của “thầy Khải”, có vài chục nghìn người tham gia, theo dõi thông qua đường link phát trên ứng dụng youtube: https://rb.gy/15fakc.

Việc mua bán chứng khoán qua app KRNH-Assets, theo anh D, cũng giống hệt như mua bán trên sàn chứng khoán của Việt Nam: Tôi vào app đặt lệnh theo khuyến nghị của BÍCH NGỌC, khớp lệnh qua app và được thông báo xác nhận giao dịch thành công. Sau đó người có tên là BẢO HÂN còn chụp hình và gửi cho nhà đầu tư để xác thực các lệnh mua, bán, từ đó tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Các loại chứng khoán để giao dịch cũng chính là những mã chứng khoán đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng đa phần trong số các mã chứng khoán được khuyến nghị mua vào là những mã không có thanh khoản, hoặc thanh khoản cực thấp.

Anh D chia sẻ, từng thắc mắc với chuyên viên tài khoản ủy thác về việc những lần anh khớp lệnh lô cổ phiếu hàng chục nghìn cổ, nhưng không hiển thị trên bảng giao dịch chứng khoán. Nhân viên tư vấn giải thích, việc giao dịch qua app KRNH-Assets này là những giao dịch thỏa thuận giữa công ty với trực tiếp những người đang nắm giữ cổ phiếu, nên những giao dịch này sẽ không hiện trên bảng giao dịch chứng khoán thông thường.

… Đến chiêu trò để chiếm đoạt tiền của những kẻ u mê…

Ngày 29/12/2022, lấy lý do là các giao dịch của app KRNH-Assets đang bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo dõi vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyên viên tài khoản ủy thác khuyến nghị các nhà đầu tư cần phải bán hết các mã cổ phiếu để rút hết tiền về. Lúc này, anh D nhẩm tính, nếu bán hết số chứng khoán đang sở hữu thì cũng lãi được hơn 1 tỷ đồng, nên anh đồng ý và đặt lệnh bán theo đúng khuyến nghị của chuyên viên tài khoản ủy thác.

Sau khi đặt lệnh bán vài giờ, anh D nhận được tin nhắn từ tổng đài về số tiền đã đầu tư, số tiền lãi và cả số tiền phải nộp cho “thầy Khải”, người hàng đêm vẫn lên lớp miễn phí cho các nhà đầu tư, là 30% trên tổng số tiền lãi.

Anh D tính sơ sơ khoảng hơn 300 triệu đồng. Không chỉ có anh D, rất nhiều người khác cũng thắc mắc là vì sao lại có khoản phí này mà trước đây không thông báo thì nhận được câu trả lời là do “thầy Khải” có công đào tạo mình, khi mình đầu tư sinh lời thì phải trả chi phí cho thầy, năm ngoái mức phí chỉ là 20%, nhưng năm nay, do lợi nhuận cao hơn nên “thầy Khải” mới yêu cầu tăng lên thành 30%.

Nghĩ về số tiền lời hơn 1 tỷ đồng sắp được nhận, anh D chấp nhận vay nóng hơn 300 triệu đồng để nộp theo yêu cầu. Tiền đã nộp, tuy nhiên anh D vẫn không thể rút được tiền ra, thay vào đó, anh lại được chuyên viên tài khoản ủy thác tiếp tục thông báo anh phải nộp thêm 150 triệu đồng.

Với niềm tin mù quáng là sẽ sớm rút được tiền, anh D lại tiếp tục xoay xở và nộp tiền theo đúng yêu cầu. Dù có đôi lần anh D thắc mắc về các vấn đề phát sinh, nhưng các chuyên viên tư vấn đều trả lời rất chuyên nghiệp và bẻ gãy những hoài nghi của anh, khiến anh như bị “đánh thuốc” vậy!.

Nộp vào gần 500 triệu đồng, anh D vẫn không sao rút tiền ra được. Lúc này, nhân viên tư vấn lại tiếp tục gợi ý với anh rằng có 2 phương án để rút tiền, phương án 1 là rút tiền làm 3 lần: 30%, 30% và 40%, nhưng 30% lần đầu tiên là phải sau 15 ngày tính từ ngày giao dịch, 15 ngày sau mới được rút lần 2 và 15 ngày tiếp theo mới rút được nốt số tiền; phương án 2, nếu không muốn chờ đợi, thì phải nộp thêm 10% tổng số tiền cả gốc và lãi là hơn 230 triệu đồng.

Anh D lại tiếp tục giãi bày với người thân, dù được khuyên can, cảnh báo lừa đảo, anh vẫn quyết tâm và vay được số tiền mình cần để nộp theo đúng yêu cầu.

Có hơn 8 nghìn người tham gia vào nhóm chia sẻ về đâu tư chứng khoán cùng với anh D. Ảnh do nhân vật cung cấp

Sự tỉnh ngộ muộn màng

Chỉ ít phút sau khi nộp tiền, anh D nhận được tin nhắn từ chuyên viên tài khoản ủy thác với nội dung: "Toàn bộ số tiền của qúy khách đã nạp vào tk Qũy Uỷ Thác, hiện có nghi vấn dòng tiền không hợp pháp (rửa tiền). Qúy khách vui lòng làm lệnh nạp tiền 300.000.000vnd để chứng minh dòng tiền QK đang sử dụng là hợp pháp. Sau khi kiểm tra dòng tiền là hợp pháp thì tiền sẽ được hoàn trả lại vào Tk ngân hàng của QK. Và QK thực hiện rút tiền từ Tk quỹ ngay lập tức.

Lưu ý: Nếu không thực lệnh nạp tiền 300.000.000 vnd thì Tk quỹ của QK sẽ bị đóng băng trong vòng 30 ngày kể từ ngày hôm nay đồng thời để ngân hàng cung cấp thông tin cho Bộ Công an vào cuộc điều tra”.

Đến đây, anh D mới tỉnh ngộ và biết chắc chắn mình đã bị lừa. Anh gọi cho chuyên viên tài khoản ủy thác nhưng không liên lạc được và tiếp tục nhận đươc thông báo: "Hệ thống vừa kiểm tra dòng tiền của quý khách không hợp pháp. Qúy khách vui lòng làm lệnh nạp tiền 300.000.000vnd để chứng minh dòng tiền QK đang sử dụng là hợp pháp. Sau khi kiểm tra dòng tiền là hợp pháp thì tiền sẽ được hoàn trả lại vào Tk ngân hàng của QK. Và QK thực hiện rút tiền từ Tk quỹ ngay lập tức".

Hiện anh D đã tập hợp lại toàn bộ các thông tin trao đổi qua các nhóm zalo, telegram, các giao dịch chuyển tiền… và trình báo với cơ quan chức năng về các đối tượng lừa đảo.

Trong tâm trạng buồn bã, anh D cho biết, khi chia sẻ thông tin của mình, không dám hy vọng sẽ lấy lại được toàn bộ số tiền đã đầu tư mà chỉ mong sẽ giúp được những người khác nếu đã tham gia đầu tư thì sớm tỉnh ngộ, những người đang tò mò tìm hiểu về các hình thức đầu tư này thì cảnh giác để không bị lừa giống như anh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm