Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/09/2020 - 06:00
(Thanh tra)- TP quyết định thu hồi đất khu ao "Ông Ứng". Huyện, xã lại thu hồi đất khu ao "Ông Quất”, nên bị gia đình ông Nguyễn Duy Tân, chủ khu đất ao "Ông Quất" phản đối.
Khu ao "Ông Quất", tại Quyết định 4195 gọi là ao "Ông Ứng". Ảnh: CTV Nguyễn Hồng Bài
Ngày 6/8/2019, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 4195/QĐ-UBND "về việc thu hồi đất tại xã Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa do UBND xã Lưu Hoàng quản lý, giao cho UBND huyện Ứng Hòa để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất khu ao "Ông Ứng", thôn Nội Lưu".
Ngày 20/8/2019, UBND xã Lưu Hoàng tổ chức lễ động thổ khởi công dự án. Lễ động thổ bất thành. Vì, TP quyết định thu hồi đất khu ao "Ông Ứng". Huyện, xã lại thu hồi đất khu ao "Ông Quất”, nên bị gia đình ông Nguyễn Duy Tân, chủ khu đất ao "Ông Quất" phản đối.
Thôn Nội Lưu không có ao "Ông Ứng"
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Ứng Long (82 tuổi), nguyên Phó Trưởng Công an huyện Ứng Hòa, người đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất thôn Nội Lưu, xã Lưu Hoàng. Ông Long cho biết: Ở thôn Nội Lưu chỉ có khu ao gia đình "Ông Quất", không có khu ao nào có tên là ao "Ông Ứng" như Quyết định số 4195 của UBND TP Hà Nội ban hành. Khu ao "Ông Quất" là tài sản do tổ tiên, ông bà để lại cho con, cháu của 9 anh em ông Nguyễn Văn Quất theo diện "thừa kế không có di chúc". Từ trước năm 1945, khu ao này gọi là ao "Ông Khắc" (bố ông Quất). Năm 1942, vợ chồng ông Nguyễn Văn Khắc, bà Nguyễn Thị Thường sinh con trai đầu lòng đặt tên là Nguyễn Văn Quất nên họ hàng, người dân thôn Nội Lưu gọi là ao "Ông Quất" (gọi theo tên con) cho đến ngày nay.
Ông Nguyễn Duy Tân cho biết, năm 2008, bố mẹ ông qua đời, do anh cả (ông Quất) sinh sống ở Sài Gòn nên 9 anh em trong gia đình thống nhất giao ao "Ông Quất" cho ông Tân quản lý, sử dụng và thực hiện đúng lời bố mẹ căn dặn trước lúc qua đời, là "không lấp, không bán, không thay đổi tên ao. Xây dựng ao thành một đầm sen để tạo cảnh quan cho thôn". Tên ao "Ông Ứng" là do UBND xã Lưu Hoàng tự "khai sinh" ra.
Nói về xuất xứ ao "Ông Ứng", ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Lưu Hoàng cho biết: Năm 1960, gia đình ông Nguyễn Văn Khắc (bố ông Tân) đã đưa toàn bộ diện tích đất khu ao "Ông Ứng" vào tập thể Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Nội Lưu quản lý. Từ năm 1960 đến năm 2014, diện tích khu ao "Ông Ứng" được HTXNN Nội Lưu giao cho gia đình ông Nguyễn Duy Tân thả cá và trông nom. Đến năm 2014, HTXNN Nội Lưu ký hợp đồng giao thầu khoán ao "Ông Ứng" cho ông Nguyễn Văn Ứng (em ruột ông Tân) để thả cá. Từ đó, UBND xã Lưu Hoàng gọi khu ao "Ông Ứng" mà ông Nguyễn Duy Tân đang quản lý, sử dụng là ao "Ông Ứng". Vậy là ông Ứng thầu ao "Ông Ứng". Chuyện thật mà như đùa ở xã Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa.
Ngược lại ý kiến của Chủ tịch UBND xã Lưu Hoàng, trong Báo cáo số 65/BC-UBND ngày 25/2/2020 của UBND huyện Ứng Hòa gửi Sở Tài nguyên - Môi trường TP Hà Nội, lại nêu: "Việc thể hiện tên ông Nguyễn Văn Ứng trên thửa đất nêu trên là sai sót vì ông Nguyễn Văn Ứng chỉ là người xây 4 bức tường trên thửa đất công do HTXNN Nội Lưu cho ông Ứng thầu".
Điều này là vô lý, khi chỉ thầu ao một năm (2014) và chỉ xây 4 bức tường trên thửa đất "nêu trên" mà khu ao hơn 100 năm tuổi của gia đình ông Quất đã biến thành đất ao "Ông Ứng". Cũng từ đó mà khu ao "Ông Quất" biến thành đất công HTXNN Nội Lưu, UBND xã Lưu Hoàng nghiễm nhiên làm chủ khu ao "Ông Quất". Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Văn Ứng không giao thầu ao với HTX Nội Lưu.
Ao "Ông Quất" không đưa vào HTX
Ông Nguyễn Ứng Long và bà Nguyễn Thị Hương (em gái ông Tân) phản bác ý kiến của ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND xã Lưu Hoàng và nội dung Báo cáo số 65 của UBND huyện Ứng Hòa.
Bà Nguyễn Thị Hương cho biết: Năm 1960, bố bà Hương là ông Nguyễn Văn Khắc và ông Nguyễn Văn Thảo (anh ruột ông Khắc) đều là đảng viên. Với tinh thần đảng viên đi trước, làng nước theo sau, ông Thảo và ông Khắc đã đưa toàn bộ ruộng đất, trâu, cày bừa của gia đình vào HTXNN. Hai ông đã hiến gần 500m2 đất vườn, đất ao, chặt cây ăn quả, dỡ miếu thờ của dòng họ để làm đường thôn. Đối với ao "Ông Hán" và ao "Ông Quất", ông Thảo và ông Khắc không đưa vào HTX mà để lại gia đình sử dụng theo đúng tinh thần Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) tháng 4/1959 "về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp", đó là: "a) Đối với ruộng đất của xã viên, về nguyên tắc phải đưa toàn bộ vào HXT và thống nhất sử dụng... Đối với những loại đất đai như vườn cây ăn quả, ao cá, đồi và vườn trồng cây công nghiệp lưu niên... trừ những cây cối lẻ tẻ và ao cá nhỏ vẫn để cho xã viên sử dụng riêng, còn những vườn cây ăn quả và đồi hoặc vườn cây công nghiệp, những ao cá lớn nên giao cho HTX thống nhất kinh doanh".
Ông Nguyễn Ứng Long, nói: Bố tôi (ông Thảo) giải thích: "Ao cá của gia đình mình (ao "Ông Hán") có diện tích hơn 100m2, ao cá gia đình chú Khắc (ao "Ông Quất") 360m2, đều thuộc vào diện ao cá nhỏ, lẻ tẻ, xen kẹt trong khu dân cư nên không phải đưa vào HTXNN quản lý". Bố tôi còn nói: "Nếu bố làm sai chủ trương chính sách của Đảng thì bố và chú Khắc đã bị Đảng kỷ luật chứ đừng nói yên vị mà ngồi vào "ghế" Chủ tịch Hành chính xã Lưu Hoàng và Chủ nhiệm HTX Nội Lưu".
Một lần nữa, ông Long và bà Hương khẳng định, khu đất ao "Ông Quất" và ao "Ông Hán" không đưa vào HTXNN Nội Lưu quản lý. Như vậy, chủ khu đất ao "Ông Quất" không phải là UBND xã Lưu Hoàng như ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Lưu Hoàng và Báo cáo số 65 của UBND huyện Ứng Hòa đã nêu?
Những bản hợp đồng "ma"
Bà Nguyễn Thị Hương (em gái ông Quất, chị gái ông Ứng, người gửi đơn khiếu nại Quyết định số 4195 lên Chủ tịch UBND TP Hà Nội) khẳng định em trai bà (ông Ứng) có ký tên vào bản hợp đồng giao thầu ao cá với HTX Nội Lưu, nhưng thực tế không thầu ao với HTX. Đây là bản hợp đồng "ma", là sự cấu kết giữa Chủ nhiệm HTX Nội Lưu với em trai bà là Nguyễn Duy Ứng, với mục đích dùng bản hợp đồng "ma" này để chứng minh khu đất ao "Ông Quất" là đất HTX và do UBND xã Lưu Hoàng làm chủ. Tuy nhiên, vải thưa không che được "mắt thánh". Bà Hương cho biết: Từ năm 2009, ông Nguyễn Văn Ứng đã đưa cả gia đình vào Đồng Nai làm ăn, sinh sống thì việc ông Ứng ký hợp đồng thầu ao nuôi cá với HTX Nội Lưu cũng chỉ là giả tạo, nuôi cá trên giấy.
Theo địa chỉ bà Hương cung cấp, chúng tôi đã liên lạc với Công ty TNHH SX-TM-XNK Thanh Ngọc có địa chỉ tại số 449 Dương Diên Nghệ, ấp Long Khánh 2, Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nơi ông Ứng làm việc. Ông Nguyễn Mạnh Hưng, Giám đốc Công ty TNHH SX-TM-XNK Thanh Ngọc cung cấp thông tin cá nhân của ông Nguyễn Văn Ứng (bằng văn bản) như sau: "Từ năm 2009 đến nay (tháng 8/2020, thời điểm xác minh), ông Nguyễn Văn Ứng làm Đội trưởng Đội Bảo vệ Cty TNHH SX-TM-XNK Thanh Ngọc".
Như vậy, năm 2014, ông Ứng về quê - thôn Lưu Nội ký hợp đồng giao thầu ao với HTXNN Nội Lưu? Ông Tân, bà Hương đề nghị UBND huyện Ứng Hòa làm rõ một số nội dung mà Báo cáo 65 đưa ra. Đó là: HTX Nội Lưu giao khu ao nào; danh tính, địa danh, diện tích khu ao, cho ông Nguyễn Văn Ứng thầu thả cá. "Từ năm 1960 đến năn 2014, diện tích khu ao "Ông Ứng" gia đình ông Nguyễn Duy Tân thả cá và trông nom" (Báo cáo 65). Đề nghị UBND huyện Ứng Hòa đưa ra chứng cứ bằng văn bản, chứng minh HTX Nội Lưu giao ao "Ông Ứng" cho gia đình ông Tân thả cá và trông nom. UBND huyện Ứng Hòa nói: "Từ năm 1950, diện tích đất ao ông Ứng do bố mẹ ông Nguyễn Duy Tân, bà Nguyễn Thị Hương (là ông Nguyễn Văn Khắc, bà Nguyễn Thị Thường) quản lý và sử dụng" (Báo cáo số 65).
Bà Hương bức xúc: Nguyễn Văn Ứng là con thứ 8 của ông Khắc - bà Thường, là em ông Quất, ông Tân, bà Hương. Tháng 4/1960, Nguyễn Văn Ứng mới đẻ thì UBND huyện Ứng Hòa "nặn" đâu ra cái tên "Ứng" để đặt tên cho một khu ao cá ở thôn Nội Lưu
Bản hợp đồng "ma" thứ hai do ông Nguyễn Thế Dân, Chủ nhiệm HTX Nội Lưu "đạo diễn" dành cho gia đình ông Nguyễn Ứng Long, cựu sỹ quan Công an, nạn nhân chất độc da cam, hiện bị mù lòa.
Ông Nguyễn Ứng Long cho biết, vợ chồng ông có một ao cá gọi là ao "Ông Hán", diện tích gần 100m2 ở đầu dốc thôn Nội Lưu, chung bờ với ao "Ông Quất". Ngày 6/8/2019, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 4193/QĐ-UBND, thu hồi 141,4m2 khu ao "Ông Long" (không phải ao "Ông Hán"), do UBND xã Lưu Hoàng quản lý để đấu giá.
Ông Long cho biết, khu ao này do bố mẹ ông là Nguyễn Văn Thảo để lại, do tuổi cao, sức yếu, đôi mắt bị mù lòa, nên ông Long cho lấp ao từ mấy năm nay. Cái ao bây giờ là bãi đất trống. Lợi dụng gia cảnh của vợ chồng ông Long, ngày 15/8/2015, ông Nguyễn Thế Dân đã tự lập một bản hợp đồng giao thầu ao cá giữa ông Long với HTX Nội Lưu rồi đưa cho con gái ông Long là bà Nguyễn Thị Thọ đem về cho ông Long ký đơn. Theo bản hợp đồng này, thì thời hạn giao thầu ao giữa ông Long với HTX Nội Lưu là 5 năm.
Ông Long chua chát, nói: Tôi (đã ngoài 80 tuổi, hai mắt mù lòa. Đi phải có người dìu. Bà nhà tôi (bà Khuynh) thì hơn chục năm nay bệnh nặng, trình độ văn hóa lớp 2 bình dân học vụ, làm sao mà viết được "Đơn xin thầu ao"… Trong khi ao đã lấp thành bãi đất hoang thì thả cá vào đâu. Vậy mà con gái tôi vẫn phải nộp 290.000 đồng tiền khoán sản cho HTX.
Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, ông Nguyễn Ứng Long, Nguyễn Duy Tân, bà Nguyễn Thị Hương là những người có quyền lợi, nghĩa vụ trực tiếp đối với tài sản là khu đất ao "Ông Quất" và khu đất ao "Ông Hán", đề nghị UBND TP Hà Nội, nơi ban hành hai quyết định, gồm: Quyết định số 4195 và số 4193/QĐ-UBND ngày 6/8/2019, kiểm tra, rà soát lại vụ việc, làm rõ động cơ, mục đích của HTX Nội Lưu trong việc xác lập 2 bản hợp đồng "ma" như đã nêu. Đồng thời giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất khu ao "Ông Quất" mà Quyết định 4195 của UBND TP Hà Nội gọi là khu đất ao "Ông Ứng" và khu đất ao "Ông Hán", trong Quyết định 4193/QĐ-UBND gọi là khu đất ao "Ông Long", giữa UBND xã Lưu Hoàng với ông Nguyễn Duy Tân và ông Nguyễn Ứng Long.
CTV Nguyễn Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.
Thanh Giang - Trang Nhung
08:00 21/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền