Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chính Bình
Thứ sáu, 10/12/2021 - 10:23
(Thanh tra) - Dọc bến đò Dấp thuộc địa bàn xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) đã và đang gây những ảnh hưởng nhất định tới an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vi phạm hành lang an toàn đê điều. chính quyền xã Thống Nhất mặc dù biết, nhưng lại ngó lơ, cả nể và xử lý theo “kiểu riêng” khó hiểu.
Dọc bến đò Dấp có nhiều công trình vi phạm TTXD. Ảnh: CB
Hàng loạt công trình vi phạm
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại thực địa, các trạm trộn bê tông, bãi tập kết vật liệu, các nhà hàng, hồ câu, sân bóng… được xây dựng trên nền diện tích lên tới hàng nghìn m2 ngay sát rìa đê, trên đường xuống bến đò, giữa các khu dân cư và đều không có phép.
Tại bãi tập kết vật liệu xây dựng, rất nhiều ô tô trọng tải lớn thường xuyên vận chuyển cát, sỏi ra vào bãi. Loạt xe này không chỉ ồn ào, gây ô nhiễm cát bụi, mà còn có dấu hiệu cơi nới thùng chở quá trọng tải, gây nguy hiểm cho người dân lên xuống khu vực bến đò.
Cách đó không xa, ngay giữa khu dân cư, trạm trộn bê tông trái phép của Công ty Phong Cảnh vẫn sừng sững như bàn thạch mặc cho sự lên án, phản ánh của dự luận đề cập đến nhiều lần. Ngay cả UBND huyện Thường Tín cũng đã có chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan, phòng, ban chức năng của huyện xử lý dứt điểm, nhưng sai đâu vẫn đó. Để rồi hàng ngày, người dân thôn Giáp Long, xã Thống Nhất vẫn phải bức xúc: “Các gia đình quanh đây phải đóng cửa suốt ngày. Chúng tôi phải gia cố cửa kính, phủ ni lông lên đồ đạc trong nhà không có thì bụi lắm, không chịu được…”. Không chỉ vậy, “vào ban đêm, trạm bê tông vẫn hoạt động ầm ầm, gây ồn ào, ảnh hưởng tới giấc ngủ của người già, trẻ nhỏ trong vùng…”.
Chính quyền xã tiếp tay cho sai phạm?
Sau khi ghi nhận hiện trạng, chúng tôi đã có buổi làm việc với bà Vũ Thị Hồng, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất.
Tại buổi làm việc, bà Hồng thừa nhận và khẳng định phản ánh về các công trình sai phạm trên là đúng. Tuy nhiên, thay vì đưa ra các giải pháp để xử lý sai phạm, bà lại giải thích một cách khó hiểu!?.
Đơn cử, khi nhắc về sai phạm tại khu vực sân bóng, hồ câu với diện tích xây dựng trái phép lên đến hàng nghìn m2 ngay sát rìa đê, bà cho biết: “Sân bóng, hồ câu đều là đất nông nghiệp. Trước đây, ông chủ khu đất đổ bê tông làm nền để kinh doanh cây cảnh, nhưng sau một thời gian kinh doanh không hiệu quả nên đã mua cỏ trải thảm lên chứ không có xây dựng gì cả…”.
Cũng theo bà Hồng: “Chủ khu đất này có tính hào phóng không tính toán, còn nếu để đầu tư kinh phí làm sân bóng và chỗ câu cá thì không thu hồi vốn được…”!
Còn về bãi tập kết vật liệu xây dựng, bà cho biết: “Khu vực đó cũng là đất nông nghiệp loại 1. Trước đây người ta có kinh doanh một "tí cát" nhưng mang tính chất tự phát. Xã có nắm được và biết là họ vi phạm, nhưng cũng biết họ không "kiếm ăn" được mấy nên xã cũng chia sẻ, tạo điều kiện cho họ, để họ tiếp tục kinh doanh…”!
Lý giải về việc hàng loạt sai phạm tự phát trên bà Hồng cho biết: “Khu vực gần sông đó nhiều năm bỏ hoang không làm ăn gì được. Cách đây khoảng 6,7 năm, người dân thấy bến bãi có lợi thế đường thủy nên cũng tận dụng để làm ăn và cũng "kiếm" được. Vài năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh phức tạp nên hiệu quả kinh doanh không cao. Hàng năm đến mùa mưa bão, xã có đôn đốc nhắc nhở những sai phạm trên. Tuy xã không thường xuyên báo cáo nhưng “các bác” trên huyện (UBND huyện Thường Tín) cũng nắm được. Các bến bãi thì cũng được các ngành chức năng về kiểm tra, xử phạt, nhưng cơ bản vẫn là đôn đốc, nhắc nhở để họ thực hiện đảm bảo an toàn, chứ còn để cấp phép là không có”.
Việc vi phạm TTXD, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, đã được cơ quan chức năng xã, huyện Thường Tín nắm rất rõ, tuy nhiên việc xử phạt, đôn đốc, nhắc nhở chỉ mang tính chất tạo điều kiện, cho qua nhằm che mắt dư luận. Điều này khiến dư luận không ít hoài nghi, bởi ngay từ những câu nói của bà Chủ tịch UBND xã Thống Nhất đã cho thấy sự không bình thường, khi khẳng định việc tạo điều kiện, tiếp tay cho sai phạm cứ thế diễn ra.
Như Báo Thanh tra đã thông tin, thực trạng vi phạm TTXD tại xã Văn Tự, tất cả các hành vi vi phạm đều được coi là cũ, nhưng cho đến nay, hầu hết những sai phạm cũ này vẫn chưa được xử lý và còn có dấu hiệu phình ra thêm.
Đây mới chỉ là 2 trong tổng số các xã, thị trấn tại huyện Thường Tín được dư luận chỉ mặt gọi tên. Điều đó cho thấy cách làm việc của cơ quan chức năng huyện Thường Tín đang thực sự có vấn đề?
Đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, làm rõ những phản ánh của Báo Thanh tra kiên quyết xử lý dứt điểm các sai phạm tồn tại, tránh hệ lụy xấu về sau.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chỉ được xử lý chất thải nguy hại duy nhất tại Khu xử lý chất thải xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, nhưng Công ty TNHH Môi trường Phú Minh Vina còn xử lý chất thải nguy hại tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, khiến người dân kêu cứu và Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phải có ý kiến.
Nam Dũng
07:11 04/12/2024(Thanh tra) - Lãnh đạo Chi cục Thuế quận Thanh Khê - Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cho biết, báo cáo tài chính của Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân có nhiều “bất ổn”, do đó sẽ mời làm việc, để giải trình làm rõ một số nội dung liên quan.
Quang Dân
19:16 03/12/2024Chính Bình
10:27 03/12/2024Trà Vân
06:30 02/12/2024Hải Viên
10:43 28/11/2024Văn Thanh
14:00 27/11/2024Kim Thành
Thùy Dương
Thùy Dương
Hương Giang
Thùy Dương
Hương Trà
Nam Dũng
Lê Phương
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Thu Huyền