Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 09/06/2020 - 06:00
(Thanh tra)- Từ năm 2008 tới 2016, chính quyền từ cấp huyện tới tỉnh ở Kiên Giang ban hành nhiều quyết định xử phạt về hành vi lấn chiếm đất nhưng đều phải thu hồi. Sau đó, công dân làm thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ nhưng UBND huyện không giải quyết. Tháng 10/2019, công dân khiếu nại hành vi không cấp sổ đỏ. Đến nay đã hơn 8 tháng nhưng UBND huyện chưa ban hành quyết định giải quyết.
Bà Trần Thị Bình bên phần đất hơn 60ha khai phá từ năm 1989. Ảnh: TH
Không thu hồi đất cũng không cấp GCNQSDĐ
Vụ việc bà Trần Thị Bình (ngụ xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) và các anh chị em canh tác trên phần đất khoảng 60ha đất gần 30 năm bỗng nhiên trở thành đất công đã được Báo Thanh tra phản ánh từ năm 2018. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa ngã ngũ, chưa có quyết định giải quyết cuối cùng của chính quyền địa phương.
Điều đáng nói, việc sử dụng khoảng 60ha đất nông nghiệp này đến nay đã trải qua nhiều lần bị chính quyền địa phương từ cấp xã tới tỉnh lập biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt, nhưng tất cả các quyết định hành chính trên đều phải thu hồi vì ban hành không đúng quy định pháp luật.
Thậm chí, ngay cả báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang gửi Thanh tra Chính phủ về việc giải quyết vụ việc cũng phải thu hồi lại với lý do: Công văn của UBND tỉnh chưa đảm bảo về trình tự, thủ tục và chưa làm rõ về mặt nội dung.
Sau nhiều lần phải thu hồi các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phần diện tích khoảng 60ha đất do anh chị em bà Bình đang sử dụng vẫn chưa bị chính quyền ban hành bất kể quyết định thu hồi đất nào.
Chính quyền thì như vậy, nhưng đối với phần đất nêu trên vẫn được anh chị em bà Bình sử dụng, canh tác ổn định trước bao “sóng gió”. Từ đất pha với mồ hôi, công sức của người dân vẫn làm ra hạt gạo, đất không ngừng nghỉ.
Nhận thấy việc sử dụng đất của mình là hợp pháp, phù hợp quy định pháp luật, anh chị em bà Bình đã làm thủ tục để đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho phần diện tích khoảng 60ha. Tuy nhiên, chính quyền huyện Kiên Lương đã không giải quyết vì cho rằng toàn bộ diện tích đất này nằm trong quỹ đất 5% của xã Kiên Bình quản lý.
Để làm sáng tỏ vụ việc, ngày 1/10/2019, anh chị em bà Bình làm đơn gửi đến Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương để khiếu nại (KN) hành vi hành chính về việc không cấp GCNQSDĐ. Đơn KN đã được Phòng Tiếp dân huyện tiếp nhận vào ngày 3/10/2019.
Trao đổi với PV, bà Bình cho biết, từ tháng 10/2019 đến nay, UBND huyện Kiên Lương chưa tổ chức đối thoại, tiếp xúc với chúng tôi đối với đơn KN. Đến nay cũng chưa thấy ban hành quyết định giải quyết KN lần đầu theo quy định.
UBND huyện Kiên Lương vi phạm Luật Khiếu nại?
Chờ quá lâu để nhận quyết định giải quyết KN nên anh chị em bà Bình lên trụ sở UBND huyện Kiên Lương để thăm hỏi kết quả thì được cán bộ huyện hướng dẫn, những người còn lại (có đơn xin cấp đất - con cháu bà chị em bà Bình) cũng phải làm đơn KN chung với 5 chị em của bà để Chủ tịch huyện giải quyết một lần.
Bà Bình về kêu con cháu làm đơn KN (tổng cộng 21 đơn), sau đó ủy quyền lại cho bà đứng đại diện nộp đơn KN, nhưng chị em bà Bình mòn mỏi chờ đến qua Tết Nguyên đán mà Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương vẫn chưa giải quyết KN.
Đến ngày 31/3/2020, ông Đặng Minh Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương ký văn bản trả lời (không phải quyết định giải quyết KN) cho bà Bình về việc cấp GCNQSDĐ cho hơn 24.000m2 (trong gần 60ha đất do chị em bà khai khẩn từ năm 1989).
UBND huyện Kiên Lương cho rằng, năm 2002, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định 470 về việc giao cho UBND thị trấn Kiên Lương (huyện Kiên Lương) để làm quỹ đất công ích 5% của thị trấn với diện tích 220,5ha, gồm 5 khu tại ấp Tám Thước - Cống Tre - Kênh 9, thị trấn Kiên Lương và khu đất của chị em bà Bình nằm trong khu 5, với diện tích 75ha.
Từ khi được giao đất, UBND thị trấn Kiên Lương chưa bố trí sử dụng; đến năm 2006 do chia tách địa giới hành chính, khu đất này giao về UBND xã Kiên Bình quản lý nhưng chưa bố trí sử dụng, sau đó chị em bà Bình vào bao chiếm sử dụng toàn bộ diện tích 75ha đất cho đến nay, trong đó bà Bình chiếm hơn 24.000m2.
Căn cứ vào điều này, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương khẳng định không thể cấp GCNQSDĐ cho bà Bình vì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 19, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai 2013.
Trước cách trả lời trên, bà Bình cho rằng, UBND huyện nói anh chị em bà vào chiếm đất là vô lý. Vì năm 1999, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1997/1999/QĐ-UB quy định về chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đất hoang hóa vùng Hòn Đất, Kiên Lương… Từ chủ trương này, chị em bà là con nhà nông, ra công khai khẩn nhiều năm mới được thửa đất gần 60ha trồng lúa (tại ấp Ngã Ba, thị trấn Kiên Lương) mà hiện nay UBND huyện Kiên Lương cho rằng bao chiếm đất quỹ xã Kiên Bình quản lý.
Việc chị em bà khai khẩn có những người dân lớn tuổi làm chứng. Hơn nữa, vì sao có quyết định giao đất cho UBND thị trấn Kiên Lương quản lý từ năm 2002 nhưng mãi đến 2012 địa phương mới đến xử phạt chị em bà về hành vi bao chiếm đất công ích của xã quản lý? Việc khảo sát đưa vào đất quỹ, vì sao chị em bà không hề hay biết?
Ngoài ra, bà Bình còn cho rằng, từ khi xã, huyện và tỉnh lần lượt ban hành các quyết định xử phạt hành chính chị em bà về hành vi bao chiếm đất công đều bị TAND tỉnh Kiên Giang tuyên hủy. Như vậy, UBND huyện Kiên Lương căn cứ vào đâu để cho rằng toàn bộ diện tích gần 60ha đất mà anh chị em bà khai khẩn từ 1989 là đất công ích của xã Kiên Bình?
Bà Bình cũng cho rằng, phải chăng UBND huyện trả lời đơn KN của chúng tôi bằng một văn bản hành chính là không đúng theo quy định của Luật KN.
Trước việc KN của công dân hơn 8 tháng nhưng chưa nhận được quyết định giải quyết, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang sớm có chỉ đạo, Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương giải quyết khiếu nại của công dân theo quy định của pháp luật.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Tuấn Hành
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh