Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/03/2011 - 16:45
(Thanh tra) – 6 năm miệt mài gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Đến năm 2005, ông Nguyễn Văn Trọng (xóm Thị, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) vui mừng khi nhận được tin Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo UBND TP Hà Nội khẩn trương thực hiện việc giao phần đất còn lại sau khi mở rộng đường 32 cho gia đình. Rồi lại chờ đợi thêm 6 năm với tập đơn thư dày cộp, đến nay gia đình ông Trọng vẫn chưa nhận được đất.
Khu đất của gia đình ông Trọng vẫn do Cửa hàng Kim Oanh sử dụng kinh doanh
“Bố và em trai tôi đều là liệt sỹ. Tôi sinh ra và lớn lên tại tổ 38 xóm Thị, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bất ngờ, toàn bộ nhà đất của gia đình bị cưỡng chế tháo dỡ, rồi giao cho bà Kim Oanh xây dựng cửa hàng kinh doanh ăn uống. 12 năm, công văn cứ chuyển đi, chuyển lại mà quyền lợi của gia đình tôi vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Không nơi ở ổn định, nhà tôi với 9 nhân khẩu không biết phải sống như thế nào”, ông Trọng bức xúc.
Từ năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét việc gia đình ông Trọng đã sử dụng đất ổn định, phù hợp quy hoạch khu dân cư, có nhà ở và hộ khẩu thường trú, thực hiện đầy đủ thuế sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng thửa đất trên theo quy định hiện hành.
Ngày 22/12/2004, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo UBND TP Hà Nội và thống nhất giao phần đất còn lại sau khi mở rộng đường 32 cho gia đình ông Trọng theo quy hoạch. Phương án này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và chỉ đạo UBND TP Hà Nội tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả trước ngày 20/5/2005. Nhưng, UBND TP Hà Nội không nghiêm túc thực hiện.
Hai năm sau, trên cơ sở báo cáo kiểm tra, rà soát, đôn đốc giải quyết một số vụ khiếu nại, tố cáo trên địa bàn TP Hà Nội của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu UBND TP Hà Nội khẩn trương ban hành quyết định giải quyết lại khiếu nại của gia đình ông Trọng theo phương án đã thống nhất với lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); tổ chức thực hiện quyết định đó dứt điểm trước ngày 30/11/2006. Nếu để quá thời hạn trên, UBND TP phải kiểm điểm trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và phải xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với người đứng đầu các cơ quan có trách nhiệm, trực tiếp là UBND quận Cầu Giấy, Sở TN&MT, UBND phường Mai Dịch.
Ngày 20/12/2006, UBND TP mới có Công văn số 5921/UB-NNĐC yêu cầu UBND quận Cầu Giấy làm thủ tục giao diện tích đất nông nghiệp cho ông Trọng. Năm 2007, UBND TP Hà Nội tiếp tục có công văn giao Sở TN&MT và Nhà đất hướng dẫn UBND quận Cầu Giấy lập hồ sơ giao đất cho gia đình ông Trọng.
Sang năm 2008, UBND TP lại thay đổi phương án giao đất cho gia đình ông Trọng. UBND TP cho rằng: Phương án giao toàn bộ diện tích đất còn lại sau khi mở rộng đường 32 cho ông Trọng không phù hợp với tình hình thực tế quản lý, sử dụng đất của TP mà thay vào đó là phương án giao mỗi hộ 90m2 đất ở (tổng 2 hộ là 180m2) Trong khi, diện tích đất còn lại sau khi mở rộng đường 32 của gia đình ông Trọng là 355m2. Sau đó, UBND TP Hà Nội lại giao UBND quận Cầu Giấy thực hiện theo Công văn số 5921/UB-NNĐC.
Ngày 30/3/2009, UBND phường Mai Dịch đã có Thông báo số 11/TB-UBND chấm dứt hợp đồng thuê đất của bà Kim Oanh. Tại thông báo này nêu rõ, trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày 1/4/2009) bà Oanh phải có trách nhiệm di dời toàn bộ tài sản trên đất, bàn giao toàn bộ mặt trên đất cho UBND phường để UBND quận giải quyết việc giao quyền sử dụng đất cho ông Trọng. Song, trên thực tế đến nay khu đất của gia đình ông Trọng vẫn do cửa hàng Kim Oanh sử dụng kinh doanh ăn uống.
Mệt mỏi trong chờ đợi, gia đình ông Trọng đã đồng ý với phương án mới của UBND TP Hà Nội. Lúc này, UBND TP Hà Nội có Công văn số 10206/UBND-TNMT ngày 15/12/2010, giao UBND quận Cầu Giấy chủ trì cùng Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, có ý kiến đề xuất, báo cáo UBND TP trong tháng 12/2010.
Nhưng, đến nay, ông Trọng vẫn ngày qua ngày gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng, đề nghị giao trả đất để gia đình ổn định cuộc sống.
Hà Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long