Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/04/2014 - 08:39
(Thanh tra)- UBND TP Hà Nội đã có tới 4 văn bản chỉ đạo UBND quận Thanh Xuân tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp lấn, chiếm đất đai xây dựng công trình trái phép ở hồ Rẻ Quạt. Tiếc là, trên bảo vậy, nhưng dưới không nghe!
Các bài báo phản ánh và văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về xử lý vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đất đai ở hồ Rẻ Quạt. Ảnh: Thế Lữ
Hồ Rẻ Quạt nằm trên phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân là một trong những hồ được UBND TP Hà Nội phê duyệt để xây kè giai đoạn 2 nhằm mục đích tiêu một phần nước thoát trên địa bàn và phát triển môi trường sinh thái cho cộng đồng dân cư nơi đây.
Quy hoạch đã được phê duyệt thế nhưng hồ Rẻ Quạt đang trở thành điểm nóng về lấn, chiếm đất công và xây dựng không phép.
Sau khi dư luận phản ánh, ngày 16/9/2010, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình đã ký Công văn số 7510/UBND-XD yêu cầu Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, Giám đốc Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND TP trước ngày 30/9/2010.
Chỉ đạo là vậy nhưng tình hình xây dựng lấn, chiếm vẫn âm thầm diễn ra. Công dân trong khu vực lại tiếp tục có đơn phản ánh.
Ngày 28/4/2011, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh có văn bản chỉ đạo quận Thanh Xuân kiểm tra xử lý nghiêm; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm, có hình thức kỷ luật theo quy định, báo cáo kết quả về UBND TP trước ngày 20/5/2011.
Theo kết quả kiểm tra ngày 28/9/2010 giữa Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thanh Xuân với UBND phường Hạ Đình: Khu vực hồ Rẻ Quạt gồm phần diện tích lòng hồ và diện tích vùng ven hồ là đất nông nghiệp được UBND xã Khương Đình (cũ) giao cho các hộ gia đình xã viên quản lý và sử dụng để sản xuất nông nghiệp từ năm 1989 - 1993. Theo tài liệu và bản đồ hiện trạng khi được giao đất tại Quyết định số 4611/QĐ-UB ngày 23/7/2004 của UBND TP Hà Nội thì diện tích lòng hồ (đo đạc năm 1994) thuộc thửa số 3 tờ 15-C có diện tích là 15.189 m2 là mặt nước nuôi trồng thủy sản. Phần diện tích ven hồ tiếp giáp khu gia công hàng xuất khẩu Đại học Y Hà Nội là thửa 41 có diện tích 2000 m2. Thửa 141 có diện tích 171 m2, thửa 140 có diện tích 359 m2. Có 6 căn nhà cấp 4 lợp ngói, phần còn lại là ao rau muống. Phần phía Bắc hồ giáp dân cư phường Thanh Xuân đã có nhà ở của các hộ dân. Hiện trạng kiểm tra ngày 28/9/2010 của UBND phường Hạ Đình: Lòng hồ vẫn giữ nguyên và được thả rau muống. Phần ven hồ phía Bắc vẫn giữ nguyên hiện trạng như đã nêu trên. Riêng thửa 41 có diện tích 2.000 m2 trước kia thả rau muống thì hiện tại đã bị san lấp xây tường bao cao 1,2m. Phần đất này đã được phân lô. Phía giáp với tập thể hàng xuất khẩu đã xây dựng 2 nhà cấp 4 lợp ngói.
Kết quả của đoàn kiểm tra liên ngành hơn 3 năm về trước là vậy. Còn bây giờ, tính đến cuối tháng 4/2014, đã có thêm nhiều nhà 4 - 5 tầng kiên cố xây quanh hồ trên vùng đất đã được quy hoạch cho đường đi dạo ven hồ. Không hiểu, hàng nghìn m2 đã bị chiếm dụng xây dựng trái phép như vậy UBND phường Hạ Đình và UBND quận Thanh Xuân có biết hay cố tình làm ngơ?
Sau khi Báo Thanh tra có loạt bài phản ánh: “Dân chiếm đất làm nhà kiên cố, quận làm ngơ”; “Chính quyền phường bó tay hay tiếp tay cho lấn chiếm?”; “Thành phố chỉ đạo, quận phớt lờ”; ngày 3/6/2011, UBND TP Hà Nội có Văn bản số 4342/UBND-TNMT (đôn đốc xử lý lấn chiếm xây dựng công trình kiên cố tại công trình hồ Rẻ Quạt) yêu cầu UBND quận Thanh Xuân khẩn trương báo cáo kết quả thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội (tại Công văn số 3139/UBND-TNMT ngày 28/4/2011) về việc tổ chức kiểm tra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép tại khu vực hồ Rẻ Quạt về UBND TP và thông tin cho Báo Thanh Tra trước ngày 10/6/2011.
Như vậy, UBND TP Hà Nội đã 4 lần ban hành văn bản chỉ đạo quận Thanh Xuân tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép tại khu vực hồ Rẻ Quạt. Thế nhưng, hiện trạng xây dựng trái phép quanh hồ vẫn tồn tại như thách thức dư luận và chính quyền.
Một số hộ dân bức xúc cho rằng, không phải chính quyền cấp phường, cấp quận ở đây yếu kém mà nhiều khả năng “có ai đó chống lung” thì các chủ công trình mới dám làm!
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh