Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 02/11/2012 - 14:39
(Thanh tra)- Một số hộ dân thôn Nội, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, phản ánh việc thôn Nội tổ chức làm đường đi trong thôn nhưng đưa ra nhiều mức đóng góp khác nhau để ép những hộ mới đến phải thực hiện.
Năm 2003, tại thôn Nội có một số hộ dân từ nơi khác đến mua đất để xây dựng nhà ở. Trong thời gian sinh sống tại thôn Nội, các gia đình luôn gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như thực hiện nghiêm chỉnh việc đóng góp các khoản ủng hộ do thôn phát động.
Đến năm 2012, sau khi thôn xây dựng nhà văn hóa trên nền ao (trước đây là nơi thoát nước của khu dân cư), cùng với việc thi công tuyến đường từ nhà thi đấu của Bộ Công an kéo dài đến nhà máy sơn nên nước thải của thôn không có chỗ thoát, làm ngập nước kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân trong ngõ và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Để bảo đảm cho việc thoát nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, vào trung tuần tháng 6/2012, thôn Nội đã tổ chức họp các hộ dân trong ngõ (có đại diện Chi bộ, Hội Phụ nữ) để thống nhất kế hoạch nâng cấp ngõ. Tại cuộc họp này, các gia đình nhất trí chủ trương nâng cấp ngõ cho sạch đẹp, song phương án đóng góp kinh phí lại không được các hộ đồng tình.
9 hộ ở nơi khác về đây mua đất, đóng 5 triệu đồng/hộ. Những hộ có nhà trọ cho thuê, mỗi khu trọ tính 2 suất, mỗi suất 600.000 đồng. Lý giải cho việc 9 hộ phải nộp thêm 5 triệu đồng, theo Trưởng thôn Nội, do các hộ là người địa phương trước đây đã phải đóng góp nhiều lần.
Tuy nhiên, lý do này không được các hộ mới chuyển đến đồng tình, bởi khi mua đất làm nhà tại đây đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ: Đóng tiền cơ sở hạ tầng theo quy định của địa phương; đóng tiền hao mòn đường khi chở vật liệu xây dựng làm nhà và các nghĩa vụ khác với thôn. Thậm chí, có hộ đã tự đứng ra xây dựng một số đoạn cống rãnh tạo thuận lợi cho việc sử dụng chung của cả khu vực. Vậy, tại sao quyền lợi lại không được ngang bằng như các hộ khác?
Tháng 7/2012, thôn Nội lại tổ chức họp bàn. Mức đóng góp được thay đổi. Mỗi nhân khẩu trên địa bàn phải đóng 1 triệu đồng. Riêng 9 gia đình trên phải nộp thêm 5 triệu đồng/hộ (ngoài số tiền 1 triệu đồng/nhân khẩu). Lần này, Trưởng thôn Nội lại giải thích đó là tiền ủng hộ. Tuy nhiên, một lần nữa đa số hộ mới đến không đồng tình.
Các hộ đã nhiều lần thắc mắc về căn cứ để thu thêm 5 triệu đồng đối với mỗi gia đình mới mua đất về thôn cũng như số tiền 180 triệu đồng xã “rót” về thôn. Tuy nhiên, mỗi lần thắc mắc lại được giải thích khác nhau và có ý đùn đẩy, né tránh. Không chỉ vậy, một số hộ dân còn bị đe dọa nếu không đóng tiền sẽ chỉ đạo đơn vị thi công không để đường chờ đặt ống nước thải sinh hoạt vào đường ống thoát nước chung của thôn.
PV Báo Thanh tra đã làm việc với ông Nguyễn Văn Phong, Chủ tịch UBND xã Thanh Liệt và được biết: Thực hiện việc xây dựng nông thôn mới, xã đã chỉ đạo các thôn tổ chức làm đường theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thôn Nội đã tổ chức họp bàn công khai, dân chủ và dự toán số tiền phải đầu tư làm tuyến đường trong thôn. Trên cơ sở số tiền dự toán, thôn Nội đã chia theo từng nhân khẩu và có một số mức đóng góp thêm khác nhau.
Về khoản tiền 180 triệu đồng quỹ làm đường của thôn Nội, theo ông Phong, đó là kinh phí xã chuyển cho từng thôn để sử dụng vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở một dự án. Số tiền này được trích từ nguồn đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn xã. Theo đó, những hộ dân cũ của thôn làm nghề nông nghiệp được hưởng lợi từ số tiền này, còn những hộ mới đến phải đóng góp thêm một khoản tiền nữa cũng là hợp lý. “Sống ở đâu thì âu đấy, phép vua thua lệ làng. Có những cái phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhưng cũng có những cái do quy định của thôn đặt ra thì những người dân sống ở đó cũng nên thực hiện theo”, ông Phong nhấn mạnh.
Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP Hà Nội là việc làm cần thiết. Nhưng, thực hiện như thế nào để cả chính quyền và người dân cùng đồng lòng là cả một vấn đề.
Lê Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024(Thanh tra) - Trước sự bức xúc của người dân sinh sống xung quanh Nhà máy Tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco (thuộc Công ty cổ phần tinh bột sắn Elmaco), chính quyền sở tại đã trực tiếp kiểm tra và thuê đơn vị chức năng kiểm tra, ngoài việc mẫu nước có chất lượng rất xấu, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn có nhiều vi phạm theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Chu Tuấn
09:00 08/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà