Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 12/07/2014 - 16:00
(Thanh tra)- Theo giấy phép, Nhà máy Sản xuất lắp ráp thiết bị điện đi vào hoạt động từ tháng 1/2013. Thực tế, dự án (D.A) đang phải gia hạn vì không triển khai được. Nay, thời hạn mới chỉ còn hơn 4 tháng, nhưng khâu giải phóng mặt bằng vẫn chưa nhận được sự đồng thuận bởi D.A có nhiều bất cập: Nằm kề khu dân cư và trường đại học, dưới các đường điện cao thế và trung thế, đánh giá tác động môi trường thiếu cụ thể...
Đường dây cao thế 220KV từ Đại học Lâm nghiệp vắt qua D.A Nhà máy Sản xuất lắp ráp thiết bị điện. Ảnh: Lộc Nga
Phá vỡ qui hoạch khu công nghiệp?
Năm 2007, Cty Cổ phần (CTCP) Tư vấn xây dựng và Chuyển giao công nghệ Sông Hồng đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép đầu tư xây dựng Trường nghề Lương Sơn đóng tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn. D.A không được tỉnh chấp thuận.
Đầu năm 2010, Cty được tỉnh cho thay đổi D.A Trường nghề Lương Sơn bằng D.A Nhà máy Sản xuất lắp ráp thiết bị điện đặt trên địa điểm nói trên, đồng thời chuyển giao pháp nhân cho CTCP Sản xuất đầu tư thương mại Thiên Phúc.
D.A có diện tích gần 7 ha, có chức năng sản xuất, lắp ráp tủ điện, máng đèn... với 123 triệu sản phẩm/năm. Nhà máy có 3 nhà xưởng, trong đó có 2 xưởng gia công sản xuất linh kiện nhựa, 1 xưởng gia công sản xuất kim khí, tổng mức đầu tư 119,1 tỷ đồng, trong đó vốn góp 40 tỷ đồng, thời hạn hoạt động 50 năm. Tiến độ thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2011; khởi công xây dựng nhà máy từ tháng 5/2011, hoàn thành xây dựng đưa vào hoạt động từ tháng 1/2013.
Lộ trình là vậy, nhưng hết thời hạn vẫn không giải phóng được mặt bằng, buộc chủ đầu tư phải xin gia hạn.
Ngày 8/4/2013, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh gia hạn đến hết tháng 12/2014.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể bàn giao được mặt bằng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn xã Hòa Sơn đã có Khu công nghiệp Lương Sơn (cách D.A này khoảng vài km). Khu công nghiệp rộng 230ha có hạ tầng kỹ thuật hiện đại, xử lý hoàn hảo về môi trường, lại nằm kề quốc lộ 6, thuận tiện giao thông, cách Hà Nội vài chục km. Các doanh nghiệp vào đây được hưởng nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu, miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất... Khu công nghiệp này đã đi vào hoạt động được 9 năm, giai đoạn 1: 71,2ha, hiện còn 30% diện tích chưa có doanh nghiệp thuê; giai đoạn 2: 159ha, hiện còn 128,24ha chưa cho thuê được.
Khu Công nghiệp Lương Sơn còn nhiều đất trống đang chào mời các doanh nghiệp đến đầu tư. Ảnh: Lộc Nga
Tại sao một Nhà máy Sản xuất lắp ráp thiết bị điện không vào khu công nghiệp mà lại chọn khu dân cư, trường đại học làm địa điểm xây dựng? Địa điểm đó cũng không hề có quy hoạch cụm công nghiệp. Điều này có phá vỡ quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp của các huyện và của tỉnh mà HĐND tỉnh Hòa Bình đã thông qua?
Vi phạm các qui định bảo vệ môi trường
Xây dựng 2 xưởng sản xuất nhựa và 1 xưởng cơ khí với 123 triệu sản phẩm/năm, nếu căn cứ Nghị định 80/2006/NĐ-CP (nay là Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011) thì chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hơn nữa, D.A nằm sát khu dân cư, cận kề Trường Đại học Lâm nghiệp. Thế nhưng, tại Văn bản trả lời số 06/HĐBT-NV2 ngày 22/1/2013, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư chuyên trách của huyện Lương Sơn lại khẳng định: “Với phương án quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500, D.A Nhà máy Sản xuất lắp ráp thiết bị điện đã đưa ra tất cả các giả thiết về sự ảnh hưởng đến môi trường của đồ án và đưa ra giải pháp thu gom, xử lý hệ thống nước thải, chất thải rắn của khu vực... Nhà máy sử dụng công nghệ cao, không gây ảnh hưởng đến môi trường xanh, sạch, đẹp với môi trường không gian sản xuất...”. Đây chỉ là sự bao biện, trái với các quy định hiện hành về pháp luật môi trường.
Trong các báo cáo, chủ đầu tư chưa hề nêu phương án tương thích khi trên diện tích D.A lại có 2 đường điện 220kv và 2 đường điện 35kv. Có chuyện các nhà máy đặt dưới 4 lưới điện? Hay có phương án di chuyển các đường điện? Rõ ràng chủ đầu tư đang thiếu một phương án vô cùng quan trọng. Liệu các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ... đã có được thông tin này chưa?
Ngoài ra, dư luận quần chúng nhân dân còn nghi ngờ về thực lực tài chính, kinh nghiệm sản xuất... của CTCP Sản xuất đầu tư thương mại Thiên Phúc.
Những dấu hiệu không bình thường trên đây xin được chuyển đến các cơ quan chức năng của UBND tỉnh Hòa Bình để sớm có sự điều chỉnh theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành, nhằm phát huy tiềm năng lợi thế công nghiệp của địa phương, đồng thời giữ được không gian môi trường đặc thù của vùng bán sơn địa.
Lộc Nga
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai nhân sự Nguyễn Quốc Huy có bằng tốt nghiệp đại học do Trường Đại học Xây dựng cấp. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, đã phát hiện ông Nguyễn Quốc Huy không có tên trong hồ sơ gốc cấp bằng tốt nghiệp của Trường Đại học Xây dựng.
Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình