Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều bất cập, chồng chéo trong công tác quản lý Nhà nước

Trung Mạnh

Thứ hai, 08/05/2023 - 14:26

(Thanh tra) - Liên quan đến vụ việc hàng trăm m3 gỗ quý thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô (tại xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum - sau đây gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô) đang dần bị mục nát, gần như hư hỏng hoàn toàn, đáng nói, gần “thập kỉ” đã trôi qua, chính quyền sở tại vẫn chưa tìm ra phương án xử lý số gỗ vi phạm.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô là đơn vị được giao trông coi và bảo vệ số gỗ vi phạm. Ảnh: Trung Mạnh

Để làm rõ hơn vụ việc, chúng tôi đã có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô, đơn vị được giao trông coi và bảo vệ số gỗ nói trên.

Được biết, số gỗ kể trên là tang vật của một vụ án chặt phá rừng trái phép, được cơ quan chức năng phát hiện và đã đưa ra xét xử vào năm 2014. Trong đó, phần lớn thuộc nhóm III, IV (dổi, xoan đào…). Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô được UBND tỉnh giao nhiệm vụ xây dựng phương án để vận chuyển số gỗ tang vật nói trên từ hiện trường đến nơi tập kết (nay thuộc xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô).

Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô cho biết: Đến năm 2018, công ty được phép của UBND tỉnh Kon Tum, triển khai kéo gần 100m3 gỗ tang vật kể trên về bãi tập kết. Sở dĩ, việc xây dựng phương án vận chuyển kéo dài, một phần nguyên nhân do phần lớn các khối gỗ khá lớn và nằm sâu trong rừng rậm, có địa hình hiểm trở, nếu không xây dựng phương án kỹ càng có thể gây tác động xấu đến hệ sinh thái rừng.

Theo quy định, toàn bộ số gỗ kể trên là tang vật thu giữ của vụ án, thuộc thẩm quyền của UBND huyện Đăk Tô chịu trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên, với gần 100m3 gỗ là tang vật của vụ án nên đã vượt thẩm quyền quản lý của UBND huyện.

"Theo quy định, toàn bộ số gỗ tang vật kể trên là tang vật thu giữ của vụ án và thuộc thẩm quyền của UBND huyện Đăk Tô chịu trách nhiệm quản lý", ông Chung khẳng định. Ảnh: Trung Mạnh

Tại các phiên họp, để thống nhất phương án, công ty cũng đã nhiều lần tham mưu, xin chỉ đạo từ UBND huyện, các sở, ngành, thi hành án, tòa án… để sớm có phương án giải quyết dứt điểm, nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm ra được “lời giải”.

Công ty cũng rất nỗ lực để có thể xây dựng phương án vận chuyển thành công số gỗ nói trên về bãi tập kết theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh và bố trí người thường xuyên túc trực, trông coi, bảo vệ, tránh mất cắp, hư hỏng, thất thoát tài sản của Nhà nước. Trong quá trình bảo quản gặp nhiều khó khăn do các kho lưu giữ, bảo quản của địa phương đều trong tình trạng không còn chỗ trống, ông Chung chia sẻ.

Thực tế cho thấy, vụ việc xảy ra khiến hàng trăm m3 gỗ quý bị hư hỏng, gây lãng phí hàng tỷ đồng, nguyên nhân chính là do chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo công ty cũng chưa tham mưu đúng đắn để đưa ra những “bài thuốc đặc trị” để xử lý dứt điểm vấn đề, khiến vụ việc kéo dài.

Dư luận đang đặc biệt hoài nghi, mọi động thái kể trên chỉ để đều mang tính thụ động, hời hợt nhằm chối bỏ và đùn đẩy trách nhiệm chứ chưa thực sự “đẫm mình” vào sự vụ. Các khối gỗ cần cấp thiết phải mang đi đấu giá nhằm thu hồi ngân sách thì mãi vẫn nằm chờ mục nát, gây lãng phí hàng tỷ đồng ngân sách.

Đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan phân công, phân cấp trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, để xảy ra vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin thêm về vụ việc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.

Quang Dân

11:03 23/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm