Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 03/07/2013 - 15:13
Bước vào phiên xử phúc thẩm vụ án Công ty TNHH Hóa Mỹ Phẩm Xuân Lan 727 kiện Đội Quản lý thị trường (QLTT) 3A tại TANDTC tại TPHCM chiều 19/06/2013 vừa qua, người viết bất ngờ khi gặp một phụ nữ trung niên làm đại diện cho phía nguyên đơn. Là bởi cũng chính người phụ nữ này từng đại diện cho Công ty XNK Ô tô Đại Đô Thành – doanh nghiệp bị rất nhiều khách hàng tố cáo vì có dấu hiệu lừa đảo, hành hung người mua xe gây xôn xao công luận suốt 2 năm qua...
Bà Sinh nói chuyện ngoài phiên tòa chiều ngày 19/06/2013 với nhân viên phát hành Báo SGGP Đặng Thị Hàn Ni (bên phải).
Xuân Lan thắng kiện vì QLTT TPHCM quá vội vàng
Kết thúc phiên xử phúc thẩm vụ án hành chính này, nhiều người dự khán xót lòng khi thấy ông Lý Ngọc Thắng rời tòa án với đôi tay nắm chặt. Có lẽ vị cựu thủ trưởng Đội QLTT 3A (người rất nổi tiếng tại TPHCM trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng lậu) giận mình vì muốn mau chóng đấu tranh, phanh phui sai phạm nên đã quá vội vàng, chưa thực hiện đầy đủ quy trình hành chính. Sau khi nhận đơn trực tiếp từ người tiêu dùng, ông đã sơ suất không kiểm tra CMND, địa chỉ chính xác của người tố cáo là bà Lê Cẩm Tú (ngụ quận Bình Thạnh). Thêm nữa, do nôn nóng “bắt vi phạm”, đội đã làm sai quy trình, không thông báo việc kiểm tra cho doanh nghiệp trước 03 ngày, để lộ thông tin với “quan sát viên” là các cơ quan thông tấn báo chí... Với những thiếu sót trên, tòa đã buộc Đội QLTT 3A phải có văn bản xin lỗi, bồi thường cho Công ty Xuân Lan số tiền hơn 100 triệu đồng.
Trong vụ việc này, ông Thắng và Đội QLTT 3A đã rất có trách nhiệm với nhiệm vụ được Nhà nước giao phó, nhưng sai quy trình. Và cũng cần nhìn nhận thực tế mỹ phẩm của Công ty Xuân Lan sản xuất tại Việt Nam, nhưng nhãn ghi “Product of USA” đã có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra ở đây là chưa cơ quan nào làm tới nơi tới chốn lá đơn tố cáo để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyền lợi người tiêu dùng bị bỏ quên !!!
Cuối năm 2012, ngay sau khi Công an quận Bình Thạnh thông tin việc người tố cáo Lê Cẩm Tú không cư trú tại địa chỉ ghi trong đơn, một số tờ báo thông tin bà Tú “không có thật”, “người giả mạo” và “mất tích”, dù bà Tú đã đích thân đến tận các cơ quan trên khiếu nại rằng mình là “người thật việc thật” và có sự nhầm lẫn trong địa chỉ thường trú và tạm trú. Trao đổi với báo chí trong cuộc gặp cuối năm 2012, bà Tú cho biết: “Tôi ở đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh hàng chục năm qua. Khoảng 2 năm gần đây, tôi theo phụ người thân là chủ thầu xây dựng, đi các công trình ở quận huyện khác và các tỉnh miền Tây để canh vật liệu, nấu nướng nên ít khi về nhà...”. Về nguyên nhân tố cáo, bà Tú khẳng định thường xuyên mua quà tặng cho các đối tác, nhiều lần mua mỹ phẩm Xuân Lan. Tuy nhiên, có lần, vợ một đối tác đã “mắng vốn” chị vì mỹ phẩm hư hỏng, chất lượng kém. Mất uy tín và mối quan hệ, chị Tú đã làm đơn gửi lên cơ quan QLTT TPHCM và Hội Chống gian lận thương mại và Hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM (AFCA). Như vậy, có nghĩa người tiêu dùng tố cáo hoàn toàn xác thực. Và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần phải được các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ.
Bà Lê Cẩm Tú (bên phải) trong một cuộc gặp với phóng viên khẳng định mình là người tiêu dùng thật, không phải “giả mạo” như nhiều báo đăng sai sự thật.
Trở lại với vai trò của đại diện Công ty Xuân Lan - tên Nguyễn Thị Sinh. Trong vụ kiện này, bà Sinh đã làm tốt vai trò của mình khi bảo vệ cái lý cho Xuân Lan 727. Nhưng còn cái tình đối với người tố cáo Lê Cẩm Tú - một người lao động lam lũ, chân chất lại rêu rao “lừa đảo”, “mất tích” khiến nhiều người không khỏi xót xa. Trong vụ việc này, rất nhiều phóng viên báo chí đã hết sức “tận tâm” viết cho Công ty Xuân Lan, nhưng đã quên đi quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Lê Cẩm Tú.
Dường như, mọi người khi chưa được phép của người tiêu dùng lại đi nêu tên và chỗ ở của bà Tú cũng là hành vi trái với quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thử hỏi, người tiêu dùng nào khi tố cáo hay khiếu nại cũng lại bị các doanh nghiệp đưa báo chí đăng tên hình lên mặt báo thì hậu quả sẽ ra sao? Ai dám tố cáo nữa? Thị trường hàng hóa sẽ như thế nào nếu như mọi người chỉ “chăm chăm” bảo vệ doanh nghiệp, lờ đi hàng triệu người tiêu dùng đang thấp thỏm, lo sợ vì nạn hàng giả, hàng kém chất lượng???
“Đỡ đạn” cho Đại Đô Thành và Công ty Việt An
Không chỉ đại diện cho Xuân Lan 727, bà Sinh còn là người ngồi ghế nguyên đơn thay ông Nguyễn Thanh Hoàng - Giám đốc Công ty XNK Ô tô Đại Đô Thành trong một vụ án tranh chấp dân sự. Điều đáng nói là trong 2 năm qua, rất nhiều cơ quan báo chí nhận được hàng loạt đơn tố cáo Đại Đô Thành, điển hình nhất là cách hành xử của doanh nghiệp này với khách hàng Nguyễn Hoàng Phi Hùng (ngụ tại quận Bình Thạnh) và thân nhân của anh. Ngày 7/11/2011, anh Hùng đến Đại Đô Thành đặt mua một chiếc xe Chevrolet trả góp. Ông Nguyễn Thanh Hoàng đã thuyết phục anh Hùng đóng 269 triệu đồng ngay trong ngày. Sau nhiều lần khất hẹn, đến ngày 17/11/2011 hai bên mới ký hợp đồng mua bán xe. Mãi tới 29/11/2011, ông Hoàng mời anh Hùng đi xét xe. Vài ngày sau, ông Hoàng tiếp tục mời anh Hùng đến văn phòng và chủ động bớt 20 triệu đồng và yêu cầu anh Hùng đưa 280 triệu đồng tiền mặt thì lấy xe về. Nhưng khi khách hàng lo đủ 280 triệu đồng thì ông Hoàng lại yêu cầu phải đưa đúng 300 triệu đồng. Đem đủ tiền thì lại bị yêu cầu đóng phạt 0,5%/ngày (?). Quá bức xúc, anh Hùng cự cãi với đại diện Đại Đô Thành vào 12/3/2012 nên đã bị nhốt, hành hung dã man.
“Lạ” hơn nữa là trước đó, bà Sinh cũng làm “đại diện” cho Công ty CP Đầu tư Phát triển và Thương mại quốc tế Việt An - chuyên bán hàng qua truyền hình với tên gọi Việt Home Shopping để khiếu nại cơ quan QLTT vì đã tham mưu Phó Chủ tịch UBND TPHCM ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 134 triệu đồng. Việt An bị phạt bởi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao; nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo; kinh doanh thực phẩm có nhãn phụ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc...
Có lẽ ngày nay, xã hội đang bắt đầu “hình thành” một nghề mới, đó là nghề “đại diện” các doanh nghiệp bị xử lý sai phạm để khiếu nại, yêu cầu bồi thường thiệt hại (?)
Người đại diện là ai ?
(Theo BVPL)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang