Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân khởi kiện quận Bắc Từ Liêm

Thứ tư, 20/12/2017 - 11:47

(Thanh tra) - Một hộ dân tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã làm đơn kiện UBND quận Bắc Từ Liêm với lý do không thực hiện việc giao 80m2 đất dịch vụ theo quy định.

Công văn thông báo của Tòa án Cấp cao tại Hà Nội. Ảnh: ND

Anh Nguyễn Khắc Kiên (đại diện cho bố đẻ là ông Nguyễn Khắc Lượng, trú tại tổ dân phố Hạ 12, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) cùng phản ánh cho hàng chục hộ dân chưa được cấp đất dịch vụ tại phường Tây Tựu.

Anh Kiên cho biết: Thời điểm thu hồi đất của các hộ gia đình để phục vụ dự án tuyến đường sắt đô thị (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội), Điều 48 Nghị định số 84 ngày 25/5/2007 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/7/2007 quy định giao 80m2 đất ở cho các hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp.

Theo danh sách mà ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND phường Tây Tựu ký ngày 27/9/2014, trong số 120 hộ dân có đất bị thu hồi có tới hơn 80 hộ gia đình có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn hơn 30%. Trong đó có hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Lượng bị thu hồi 1.014m2 trong tổng số 1.950m2 đất nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 53%) theo Quyết định số 6267 ngày 31/12/2007.

Do không hiểu biết và cũng không được hướng dẫn là sẽ được giao 80m2 đất dịch vụ nên hộ ông Lượng cũng như nhiều hộ dân khác đã không đòi hỏi việc này cho đến về sau khi phát hiện và làm đơn yêu cầu. 

Năm 2012, UBND huyện Từ Liêm (cũ) đã ban hành Quyết định số 6340 bác yêu cầu khiếu nại về việc đòi đất dịch vụ theo quy định tại Nghị định 84 với lý do hộ ông Nguyễn Khắc Lượng đã nhận tiền đền bù theo Quyết định số 600 ngày 29/3/2007 về phương án bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tại xã Tây Tựu (cũ). 

Đây là phương án chung cho cả xã, còn theo quy định của Nghị định 84/2007, khi nào có quyết định thu hồi cụ thể tới từng hộ bị thu hồi đất thì mới được tính là thời điểm thu hồi đất.

Đơn cử, hộ ông Lê Văn Dòng (ở xã Thụy Phương, cũng huyện Từ Liêm thu hồi theo Quyết định số 4150/QĐ-UBND ngày 21/11/2007) đã được đền bù 80m2 đất dịch vụ sau khi có khiếu nại.

Cực chẳng đã, hộ ông Nguyễn Khắc Lượng đã khởi kiện ra tòa và mới đây, Tòa án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Hà Nội đã có Thông báo số 4993, ngày 30/11/2017 thông báo cho ông Nguyễn Khắc Lượng về việc bổ sung chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại.

Thông báo cho biết: TAND Cấp cao tại Hà Nội nhận được đơn đề ngày 31/10/2017 của ông khiếu nại đối với Quyết định giải quyết khiếu nại số 2533/2017/QĐ-GQKN ngày 26/10/2017 của TAND TP Hà Nội. Để có căn cứ xem xét khiếu nại của ông, TAND Cấp Cao tại Hà Nội yêu cầu ông bổ sung bản sao Văn bản số 2518/UNBD-GPMB ngày 16/9/2016 của UBND quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này.

Trước đó, TAND TP Hà Nội tại Quyết định số 2533 về việc bác đơn khởi kiện đề ngày 18/8/2017 của ông Nguyễn Khắc Lượng, khởi kiện Văn bản số 2518 của UBND quận Bắc Từ Liêm về “hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi đất có % tỷ lệ đất thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao”.

Văn bản này cũng cho biết: Ngày 2/10/2017, TAND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo số 275/TB-TA về việc trả lại đơn khởi kiện của ông Nguyễn Khắc Lượng và các tài liệu kèm theo với lý do: Hoạt động của UBND quận Bắc Từ Liêm về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đối với hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Lượng được thể hiện tại các quyết định hành chính. Nếu không đồng ý với chính sách bồi thường, hỗ trợ mà UBND quận Bắc Từ Liêm đã phê duyệt thì ông có thể khiếu kiện quyết định hành chính. Văn bản số 2158/UBND-GPMB ngày 16/9/2016 của UBND quận Bắc Từ Liêm trả lời ông Lượng về chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi đất dựa trên cơ sở Văn bản số 2267/UBND-TNMT ngày 20/4/2016 của UBND TP Hà Nội không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính.

Cùng hạng đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64, cùng thời điểm thu hồi trên địa bàn huyện Từ Liêm (cũ) nhưng lại có giá đền bù chênh lệch khác nhau khá lớn. Ảnh: ND

“Sau khi Nghị định số 84/2007 của Chính phủ có hiệu lực thi hành ngày 2/7/2007 thì Chủ tịch UBND TP Hà Nội phải ban hành ngay quyết định để thực hiện Nghị định số 84 của Chính phủ và cho dù Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành quyết định để thực hiện Nghị định số 84 của Chính phủ vào bất cứ thời điểm nào? Nhưng vẫn phải thực hiện Điều 48, Nghị định số 84 của Chính phủ đã có hiệu lực pháp luật (tức là ngày 2/7/2007). Nghị định không quy định: Chủ tịch UBND các tỉnh được quyền quy định thời hạn áp dụng khác với thời hạn có hiệu lực của Nghị định số 84 của Chính phủ như đã nêu trên”, anh Nguyễn Khắc Kiên (nguyên Đại biểu HĐND phường Tây Tựu) cho biết.

Trước đó, sau khi nhận tiền đền bù, gia đình ông Lượng kiểm tra lại các văn bản có liên quan tới việc thu hồi đất thì phát hiện Quyết định thu hồi số 6276/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm ký ngày 31/12/2007 không áp dụng Nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ra ngày 27/1/2006 có hiệu lực pháp luật hơn 1 năm nên đã làm đơn gửi Bộ Tư pháp khiếu nại về việc này.

Ngày 23/4/2014, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có Văn bản số 84/Ktr-VB, kết luận: "Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản đã tiến hành kiểm tra, đồng thời để có thêm cơ sở, Cục đã chủ trì, tổ chức cuộc họp với đại diện cơ quan liên quan như: Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Sở Tư pháp TP Hà Nội. Bước đầu nhận thấy rằng, ý kiến phản ánh nêu trên của anh Kiên về Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 30/11/2007 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn TP Hà Nội trong khi Nghị định số 17/2006 đã có hiệu lực pháp luật hơn 1 năm là có cơ sở".

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã có văn bản kiến nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo việc tự kiểm tra, xử lý nội dung không phù hợp của Quyết định số 137 và thông báo kết quả xử lý theo quy định của Chính phủ.

“Để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi từ 30% đất nông nghiệp trở lên, ngày 16/9/2011, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 7911/UBND-KHĐT chấp thuận điều kiện bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư của dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại vị trí DD1, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm với diện tích là 1,65 ha và tổng vốn (dự kiến) là hơn 52 tỷ đồng từ vốn ngân sách thành phố cấp. Vậy bây giờ số đất đã đi đâu?”, anh Kiên nhấn mạnh.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Nam Dũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm