Theo dõi Báo Thanh tra trên
Vũ Linh
Thứ hai, 12/08/2024 - 14:55
(Thanh tra) - Dự án (DA) hàng chục triệu USD nằm ngay trung tâm Đà Lạt, có vị trí đắc địa, được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2007 và từng được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉnh trang đô thị, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thành phố. Thế nhưng, gần 17 năm trôi qua DA vẫn chưa xong thủ tục giải phóng mặt bằng, đẩy người dân lâm vào cảnh “đi không được, ở cũng không xong”.
Nhà người dân trong khu quy hoạch xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể sửa. Ảnh: Vũ Linh
Theo tìm hiểu của PV Báo Thanh tra, ngày 10/3/2007, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản chấp thuận chủ trương cho Công ty Pacific Land Limited (công ty nước ngoài) thành lập Công ty TNHH MTV Đất Đà Lạt (Công ty Đất Đà Lạt), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng khu trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng và căn hộ cao cấp cho thuê tại khu dân cư Ánh Sáng, phường 1, thành phố Đà Lạt.
Ngày 4/2/2008, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, mục tiêu của DA là xây dựng 6 tòa nhà gồm: 4 tòa nhà 9 tầng, 1 tòa nhà 16 tầng, 1 tòa nhà 18 tầng. Tổng mức đầu tư của DA là 50 triệu USD. Với tiến độ góp vốn: Năm 2008, công ty ứng trước 6 triệu USD để UBND thành phố Đà Lạt thực hiện giải phóng mặt bằng; năm 2009 đầu tư 14 triệu USD; năm 2010 đầu tư 30 triệu USD để thực hiện DA. Thời gian hoạt động của DA là 50 năm, tổng diện tích đất phải thu hồi, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 15.300m2.
Năm 2008, Công ty Đất Đà Lạt đã ứng trước cho ngân sách tỉnh (thông qua Sở Tài chính) 2 triệu USD (tương đương 34,95 tỷ đồng) để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, Sở Tài chính còn thực hiện tạm ứng từ tồn quỹ ngân sách tỉnh số tiền 509,89 triệu đồng để thực hiện chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng đối với DA.
Tháng 8/2023, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng tiến hành thanh tra việc triển khai giai đoạn 2 DA này và công tác bố trí tái định cư tại khu dân cư - tái định cư Phạm Hồng Thái, thành phố Đà Lạt.
Qua thanh tra cho thấy, sau khi ứng trước 2 triệu USD vào năm 2008, còn 4 triệu USD để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo tiến độ góp vốn đến nay vẫn chưa được Công ty Đất Đà Lạt thực hiện. Công tác giải phóng mặt bằng mới chỉ giải phóng được bến xe nội thành và 7 hộ dân với diện tích 1.927m2/15.300m2 cần thu hồi để thực hiện DA, tương ứng tỷ lệ 12,6%. Diện tích giải phóng chưa đáp ứng đủ diện tích khoảng 5.000m2 để nhà đầu tư triển khai xây dựng khách sạn, trung tâm thương mại, căn hộ để bán, cho thuê.
Việc thực hiện trình tự, thủ tục trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (đợt 2) vẫn còn nhiều hạn chế như: Biên bản thông qua phương án tổng thể không có người dân ký biên bản, chưa công khai, tống đạt quyết định thu hồi đất và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ được phê duyệt… Bên cạnh nguyên nhân khách quan như chưa có sự đồng thuận của người dân về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giá đất thời điểm triển khai thu hồi đất, tính toán bồi thường có nhiều biến động, tăng cao, quy định về bồi thường, hỗ trợ có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm và chưa đạt kết quả là do không có kinh phí để thực hiện.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 về bồi thường, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi thì việc chưa có DA tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho các hộ dân bị thu hồi đất cũng là nguyên nhân dẫn đến bị động trong thu hồi đất, tính toán bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại DA này.
Ngoài ra, việc sử dụng 32,78/34,95 tỷ đồng tiền ứng trước của nhà đầu tư để bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại DA khu dân cư - tái định cư Phạm Hồng Thái (khu vực dự kiến bố trí tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng DA) chưa đạt được sự đồng thuận của nhà đầu tư.
Do quá trình tổ chức lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ kéo dài trong khoảng thời gian giá bất động sản tại khu vực tăng nhanh nên kinh phí dự kiến để bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng cho toàn bộ DA tăng cao. Từ đó, việc thỏa thuận với nhà đầu tư về việc tiếp tục ứng kinh phí bồi thường, hỗ trợ càng trở nên khó khăn.
Trao đổi với PV Báo Thanh tra, một người dân sinh sống tại khu ấp Ánh Sáng từ năm 1966 cho biết: "Phải sống trong vùng quy hoạch treo gần 17 năm, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, chúng tôi muốn Nhà nước sớm thực hiện, giải tỏa triển khai DA để gia đình có nơi ở mới, ổn định cuộc sống vì tôi đã lớn tuổi. Chứ ở trong căn nhà mười mấy mét vuông này chật chội, khổ lắm. Giờ muốn sửa hay muốn xây cũng không được. Mùa mưa thì dột, ẩm thấp lắm".
Đồng cảnh ngộ, bà K.H. (58 tuổi) bức xúc cho biết: "Tôi về ấp Ánh Sáng từ năm 1972. DA được quy hoạch và xây dựng thì kéo dài hàng chục năm nay khiến người dân rất khổ. Giờ người dân làm cái gì cũng không được, xây nhà mới không được, vay vốn làm ăn cũng không được. Nếu làm thì phải làm cho "ra ngô ra khoai", một là triển khai giải phóng mặt bằng xong, tái định cư cho người dân rồi xây dựng công trình. Còn không nữa thì bỏ quy hoạch đi để người dân ổn định cuộc sống. Thuận mua vừa bán là chúng tôi đi thôi, không ý kiến gì".
Từng được đánh giá là DA có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉnh trang đô thị, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thành phố Đà Lạt. Thế nhưng, gần 17 năm trôi qua DA này vẫn chưa xong thủ tục giải phóng mặt bằng, đẩy người dân lâm vào cảnh “đi không được, ở cũng không xong”.
Theo tìm hiểu của PV Báo Thanh tra, hiện nay quỹ đất khu dân cư - tái định cư Phạm Hồng Thái còn lại 137 lô đất/tổng 313 lô đất tại DA chưa bố trí tái định và toàn bộ số lô đất này được dự kiến để bố trí tái định cho các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng thuộc DA khu trung tâm thương mại Ánh Sáng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Xây dựng thì số lô đất nêu trên và căn hộ chung cư là không đủ bố trí tái định cư cho toàn bộ DA trên.
Do vậy, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND thành phố Đà Lạt nghiên cứu, đề xuất bổ sung phương án bố trí tái định về đất, căn hộ chung cư trong trường hợp Nhà nước tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện DA.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính