Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/08/2014 - 13:03
(Thanh tra)- Nhiều tháng nay, hơn 300 bà con tiểu thương đang kinh doanh tại chợ A Cốc Lếu tiếp tục phản ứng gay gắt, kiến nghị cơ quan chức năng xem xét về gánh nặng đảm bảo “miếng cơm, manh áo” đè nặng lên vai người dân sau khi dự án nâng cấp chợ hoàn thành!
Các tiểu thương chợ A Cốc Lếu mong cơ quan chức năng xem xét, chia sẻ gánh nặng đảm bảo “miếng cơm, manh áo” cho người dân. Ảnh: Hoàng Long
>> BQL Chợ Cốc Lếu lập “kiốt ma” thu hàng trăm triệu?
Trả trước 10 năm, giá tăng 4 lần
Theo phê duyệt, tổng mức đầu tư nâng cấp chợ là 116 tỷ đồng. Do chợ không thuộc đối tượng được sử dụng vốn ngân sách, UBND tỉnh Lào Cai đã giao Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh bỏ vốn đầu tư. Sau đó, Quỹ phối hợp thành phố thu tiền thuê địa điểm kinh doanh trước của các hộ kinh doanh để thu hồi hết vốn đầu tư. Như vậy, không trực tiếp góp vốn nhưng toàn bộ chi phí bù đắp vốn đầu thực hiện dự án sẽ lấy từ “túi tiền” của các tiểu thương.
Dự kiến, giá tiền thuê kiốt tại tầng 1 ở mức 240 triệu đồng, tầng 2 là 182 triệu đồng đối với kiốt có diện tích 8,7m2, thời hạn thuê là 10 năm. Các hộ tiểu thương phải nộp 50% số tiền thuê kiốt theo định giá cho 10 năm khi nhận kiốt, 50% còn lại nộp làm 2 lần trong 12 tháng kể từ ngày bàn giao.
Ước tính, giá cho thuê đối với các hộ đủ điều kiện tầng 1 là 230.000 đồng/m2/tháng, tầng 2 là 182.500/m2/tháng (chưa tính hệ số thuận lợi). Đây là mức giá thuê mặt bằng kinh doanh cao gấp 3, 4 lần so với mức giá hiện tại các tiểu thương đang nộp (khoảng 60.000 đồng/m2/tháng - PV).
Bà Phạm Thị Hiền, kinh doanh đồ chơi trẻ em, có thu nhập bình quân khoảng 3 - 5 triệu đồng/tháng. Theo bà Hiền, giá thuê kiốt tăng lên gấp 4 lần là quá cao so với mức thu nhập của các hộ kinh doanh. Với mức giá này, các hộ kinh doanh khó có thể tiếp tục kinh doanh có lãi, chưa kể việc chi trả lãi suất khoản vay ngân hàng để thuê kiốt trong 10 năm.
Chung nỗi lo, bà Nghiêm Thị Phương, kinh doanh hàng hoa quả cho biết, bà vẫn phải thuê nhà để ở, một mình nuôi 2 con ăn học. Gia đình không biết phải làm như thế nào để tiếp tục kinh doanh, trang trải cuộc sống gia đình khi mà giá sàn thuê kiốt tăng vọt lên như vậy.
Bà Nguyễn Thị Tươi, trưởng ngành hàng quần áo chia sẻ, 132 hộ kinh doanh mặt hàng này thì có hơn 20% hộ đang phải đi thuê nhà. Do tình trạng khó khăn chung, thời gian gần đây, việc buôn bán của các hộ hết sức bấp bênh. Bà Tươi mong chính quyền xem xét để chia sẻ gánh nặng, đảm bảo “miếng cơm, manh áo” cho bà con.
“Ốc… lại mang cọc cho rêu”!
Trả lời ý kiến của tiểu thương về mức giá sàn quá cao, UBND thành phố Lào Cai cho biết: “Việc xác định giá sàn cho thuê địa điểm kinh doanh kiốt trong trợ đã được tính toán theo phương án thu hồi vốn đầu tư do UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở chi phí đầu tư xây dựng chợ đã xác định được giá sàn cho thuê địa điểm kinh doanh. Chủ đầu tư không tự xác định (đưa) ra giá cho thuê mới”.
Tuy nhiên, các tiểu thương đều cho rằng, giá tiền thuê kiốt “đội lên” gấp 4 lần do chợ A Cốc Lếu được xây dựng mới với quy mô 4 tầng hoành tráng hơn thay thế công trình 2 tầng cũ. Chủ đầu tư chưa tính đến nhu cầu thực tế, vượt quá nhu cầu sử dụng của các hộ kinh doanh cũng như của thị trường. Thêm vào đó, việc cân đối thu hồi vốn chưa hợp lý.
Theo Quyết định 3523 do tỉnh Lào Cai phê duyệt, tầng 1 (tầng bán hầm) diện tích 2.967m2 dành cho kho, phòng bảo vệ, gara ôtô, xe máy và 12 kiốt. Tầng 2, 3, tổng diện tích sàn là 7.736m2 với 443 kiốt. Tầng 4, diện tích 3.419m2 gồm không gian quầy hàng chất lượng cao, không gian dịch vụ ăn uống, kho gian hàng cho thuê, trong đó khu quản lý hành chính chợ chỉ chiếm 102m2.
Quyết định 3523 nêu rõ: “Phương án thu hồi vốn đầu chỉ xác định từ việc giá sàn kiốt tầng 1, tầng 2, tầng 3. Việc khai thác các dịch vụ như: Gửi xe, điện, nước, bảo vệ, vệ sinh và cho thuê địa điểm kinh doanh tại tầng 4 không tính vào phương án thu hồi vốn đầu tư mà được bàn giao lại cho Ban Quản lý chợ quản lý và khai thác theo cơ chế của đơn vị sự nghiệp có thu”.
Thực hiện phép tính đơn giản cũng thấy, phần diện tích do Ban Quản lý chợ khai thác (cho thuê kinh doanh - PV) tương đương diện tích của hơn 200 kiốt cho tiểu thương thuê. “Nguồn thu từ tầng 1 (gửi xe…) và toàn bộ tầng 4 trong 10 năm lên đến hàng chục tỷ đồng lại được “ưu ái” dành riêng cho Ban Quản lý chợ. Tại sao không đưa một phần khoản thu “khủng” này vào cân đối chi phí đầu tư, giảm bớt giá sàn quá cao mà bà con tiểu thương đang gù lưng gánh vác?”, các tiểu thương thắc mắc.
Chưa hết, một số cá nhân còn dựng lên các “kiốt ma” nhằm hưởng lợi từ chế độ ưu đãi đối với các hộ kinh doanh lâu năm tại chợ cũng “góp sức” mức giá trên càng khiến cho các tiểu thương bức xúc! (Xem chi tiết bài “Ban Quản lý chợ Cốc Lếu lập “kiốt ma” ¬¬-thu hàng trăm triệu đồng?” trên Báo Thanh tra số 47, ngày 29/7/2014).
Kỳ II: Tỉnh cần đối thoại với các tiểu thương
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà