Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ I: Một kiểu dùng người phi pháp

Thứ sáu, 15/11/2013 - 08:08

(Thanh tra)- Những năm qua, tại Hội Mỹ thuật Việt Nam (MTVN) đã xảy ra nhiều sai phạm trong việc sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, cho thuê trụ sở thu lời bất chính, bán nhà đất trái phép và chuyển nhượng đất trái quy định làm thất thoát hàng ngàn m2 đất.

1. Trước hết, xin nói về bà Đặng Thị Bích Ngân. 

Bà Ngân, sinh ngày 24/12/1959, nguyên là cán bộ biên tập Nhà xuất bản (NXB) Văn hóa. 

Xét về mặt năng lực nghiệp vụ của một biên tập viên, bà Ngân khiến cho người ta phải nghi ngờ khi 3 lần viết sai lỗi chính tả trong một công văn gửi cấp trên. Cụ thể trong Công văn số 24/XBMT ngày 5/4/2013 “v/v giải trình việc xử lý sách in có lỗi” do bà Ngân ký, trong đó 3 lần dùng sai từ “dà soát” (trong khi phải viết đúng “rà soát”). 

Tuy nhiên, đây chỉ là một lỗi nhỏ. Điều chúng tôi muốn đề cập ở đây là mặc dù bà Ngân đã 52 tuổi (năm 2011), chưa hề qua lớp đào tạo báo chí, cũng chưa có bằng chính trị, nhưng ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội vẫn ký quyết định bổ nhiệm bà Ngân vào 2 chức vụ của 2 cơ quan độc lập là Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật và Giám đốc NXB Mỹ thuật (NXB MT), vi phạm “Quy định về tiêu chuẩn, cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật” số 284-QĐ/TW ngày 5/2/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

Chính từ sự non nớt về nghiệp vụ và nhân quan chính trị xã hội kém mà bà Ngân đã cho xuất bản cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” gây xôn xao dư luận. Đồng thời, kể từ khi bà Ngân phụ trách NXB MT từ năm 2009 - 2013 đã 5 lần xảy ra việc in sách có in cờ nước ngoài (cờ Trung Quốc), gồm các ấn phẩm: “Bồi dưỡng tình cảm” (Tập 2 bộ sách 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ); “Trắc nghiệm toàn diện trí tuệ cho trẻ từ 3 - 4 tuổi”; “Bách khoa thư đầu đời cho trẻ - Từ điển bằng hình cho trẻ em”; “Tiếng Anh nhập môn: Bé làm quen với bảng chữ cái”; “Tuyển tập phát triển tổng hợp và đa dạng trí tuệ trẻ” (liên kết với nhà sách Tân Việt).

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã triệu tập lãnh đạo NXB MT đến làm việc và ngày 1/4/2013 đã ra quyết định xử phạt NXB MT 11 triệu đồng vì những lỗi trên. 

Riêng ông Trần Khánh Chương không những không có bất cứ hình thức xử lý nào, ngược lại, còn ký quyết định bổ nhiệm bà Ngân (khi chỉ còn 1 năm nữa là nghỉ hưu) làm Giám đốc Xí nghiệp In Mỹ thuật (XNIMT), vi phạm quy định của Nhà nước là trưởng bộ phận cấp trên (Giám đốc NXB MT) không được kiêm nhiệm trưởng bộ phận cấp dưới (Giám đốc XNIMT). 

Điều đáng nói là, XNIMT mà tiền thân là “Xưởng in Mỹ thuật” là một tổ chức tư nhân trá hình, thực chất “xưởng” này được hình thành bởi 5 cá nhân góp vốn, mỗi người 50 triệu đồng (năm 1996), trong đó có ông Nghiêm Xuân Thành. Theo bản tường trình của ông Nghiêm Xuân Thành, mỗi năm, “xưởng in” này phải nộp cho Hội MTVN 78 triệu đồng tiền thuê nhà (từ 1996); đồng thời, các cổ đông phải nộp 60 triệu đồng tiền khoán trắng, tổng cộng là 138 triệu đồng/năm. 

Trớ trêu là, ngay sau khi ký quyết định bổ nhiệm bà Ngân làm Giám đốc XNIMT, ông Trần Khánh Chương lại ký ngay quyết định cho phép sáp nhập XNIMT vào NXB MT để rồi sau đó, bà Ngân ký công văn gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội “xin sáp nhập 2 đơn vị làm 1”. Tuy nhiên, khi Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội chưa có ý kiến gì thì bà Ngân đã ký quyết định sáp nhập và tự quyết định đổi tên thành tên ban đầu là “Xưởng in Mỹ thuật”. 

Theo họa sỹ Ngô Chính và dư luận, đây là một hình thức giải thể trá hình để Hội MTVN và Nhà XBMT rũ bỏ trách nhiệm, tẩu tán tài sản, trốn thuế và lấy địa điểm cho thuê như đã từng cho thuê từ hàng chục năm nay...

2. Trường hợp thứ hai chúng tôi muốn nhắc đến đó là bà Đặng Thị Diệp, sinh ngày 23/10/1954. 

Theo như án văn thì bà Đặng Thị Diệp chỉ có trình độ văn hóa 10/10. 

Ngày 15/9/1999, bà Đặng Thị Diệp đã bị TAND Tối cao xử phạt 3 năm tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4 năm, về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Căn cứ vào bản án trên thì phải đến hết ngày 15/9/2003, bà Đặng Thị Diệp mới thực sự được hưởng quyền công dân, vậy mà không biết bằng cách nào mà ngay năm sau khi TAND Tối cao tuyên án, bà Đặng Thị Diệp đã được Hội MTVN cho tham gia với tư cách là thành viên chính thức vào các hội chợ triển lãm quốc tế và hội chợ thương mại (năm 2000). Đồng thời, ông Trần Khánh Chương kết nạp bà Đặng Thị Diệp làm Hội viên Hội MTVN (năm 2002). Và, từ một người trình độ văn hóa 10/10, bà Đặng Thị Diệp bỗng trở thành “họa sĩ”, “đã học xong chương trình Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1982”!

Sau khi trở thành “họa sĩ - hội viên Hội MTVN”, bà Đặng Thị Diệp nghiễm nhiên cùng các ông Trần Khánh Chương, Ngô Doãn Trinh… “công du” đi Nhật. 

Năm 2004, bà Đặng Thị Diệp thành lập “Công ty Shirakabu” tại Nhật Bản chuyên kinh doanh xuất khẩu đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ và đồ ăn uống. 

Sau khi có được vỏ bọc vững chắc, bà Đặng Thị Diệp dùng rất nhiều mánh lới để cuối cùng có được trong tay giấy mời 24 người sang Nhật Bản để dự hội chợ và khảo sát thị trường. Có điều, với số giấy mời này, bà Đặng Thị Diệp đã xin được visa và tổ chức cho 2 đoàn “khách” trốn sang Nhật Bản. 

Ngày 9/6/2006, bà Đặng Thị Diệp bị bắt tạm giam. Quá trình điều tra đã xác định, từ năm 2004 - 2006, bà Đặng Thị Diệp đã thông qua nhiều thủ đoạn, tổ chức cho 38 người trốn sang Nhật Bản, thu lời bất chính hơn 103.000 USD cộng với số tiền 24.000 USD thu của 7 người chuẩn bị trốn đi Nhật thì bị bắt. 

Ngày 8/4/2008, TAND TP Hà Nội đã xét xử, tuyên phạt Đặng Thị Diệp 9 năm 6 tháng tù giam về tội “làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức” và “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”; buộc Đặng Thị Diệp phải nộp hơn 1 tỷ đồng tiền thu lời bất chính sung công quỹ và hơn 350 triệu đồng trả lại cho những người có quyền lợi liên quan. 

Bản án đã tuyên rõ ràng, vậy mà, trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (cuối năm 2009), Đặng Thị Diệp vẫn có tên trong danh sách “phiếu bầu” đại biểu đi dự Đại hội. Trái khoáy hơn nữa, Đặng Thị Diệp vẫn được đăng ảnh và lý lịch trích ngang “trong sạch” cùng các “thành tựu” vào cuốn “Kỷ yếu Hội viên Hội MTVN” in cùng thời điểm trước Đại hội VII Hội MTVN. 

Khi họa sĩ Ngô Chính tố cáo sự việc này tới các cơ quan chức năng và Hội MTVN thì Ban Kiểm tra Hội MTVN cho rằng: “Ban Kiểm tra T.Ư Hội và Chủ tịch Hội không nhận được bất cứ một thông tin nào về sự việc trên, vì vậy, đương nhiên hội viên Đặng Thị Diệp vẫn nằm trong danh sách của Hội”. (Trích báo cáo của Ban Kiểm tra Hội MTVN khóa VI nhiệm kỳ 2004 - 2009 tháng 10/2009, trang 5 - 6).

Cho đến nay, một nhiệm kỳ của Hội MTVN sắp trôi qua, dư luận đã và đang đặt câu hỏi: Trách nhiệm của Hội MTVN nói chung và cá nhân Chủ tịch Trần Khánh Chương tới đâu trong việc tiếp tay, tạo vỏ bọc (dù vô tình hay hữu ý) để Đặng Thị Diệp thực hiện hành vi phạm tội của mình? 

 Yến Nhi

Kỳ II: Hàng ngàn m2 đất trị giá cả trăm tỷ đồng biến đâu?

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm