Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kinh doanh gas bất chấp pháp luật

Thứ năm, 05/03/2020 - 21:59

(Thanh tra) – Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hoá có nguy cơ cháy nổ cao, được pháp luật quy định rất chặt chẽ, thế nhưng trong thời gian dài cả cơ sở sang chiết gas tại xã Song Phương và cơ sở kinh doanh gas tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức đều tồn tại với nhiều “không”.

Cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra cơ sở kinh doanh gas toàn "không" tại đội 5, xã Yên Sở. Ảnh ND

Như đã đưa tin, trong 2 ngày 25, 26/2/2020, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 24 kết hợp với Công an huyện Hoài Đức, TP Hà Nội qua tin báo của quần chúng nhân dân đã tiến hành kiểm tra bắt quả tang một trạm sang triết gas trái phép tại xã Song Phương đang có hành vi nạp gas vào vỏ bình gas của nhiều thương hiệu khác nhau.

Hàng chục bình gas sang chiết trái phép được xếp lên xe chuẩn bị chở đi tiêu thụ. Ảnh ND

Đồng thời kiểm tra một kho chứa bình gas và vỏ bình gas tại đội 5, xã Yên Sở đã phát hiện hàng nghìn bình gas và vỏ bình gas của hàng chục thương hiệu gas khác nhau có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Để có thông tin chính xác về những vi phạm của các cơ sở này, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Vương Bá Dũng – Phó Đội trưởng Đội QLTT số 24 và được cho biết: Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở sang chiết gas tại xã Song Phương là ông Nguyễn Văn Vịnh (trú tại Đông Anh, Hà Nội) đã không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào về việc được phép sang chiết gas tại đây. Đội đã tiến hành lập biên bản vi phạm và thu giữ tang vật gồm: Xe bồn chứa gas có hơn 5000 kg gas, hệ thống đường ống van chiết nạp, 88 bình gas đã được nạp gas và một số vỏ bình gas.

Còn đối với kho chứa gas của ông Nguyễn Văn Hải (trú tại thôn 7, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức) tại thôn 5 xã Yên Sở, qua kiểm phát hiện cơ sở này vi phạm các lỗi như: Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas, không thông báo địa điểm kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước, không treo biển hiệu, không niêm yết giá, không có hợp đồng mua bán. Đội đã thu giữ một số bình gas mang thương hiệu Hà Nội Gas do chủ cơ sơ không có hợp đồng mua bán với hãng gas này.

“Đối với vi phạm của 2 cơ sở này, chúng tôi đang tích cực phối hợp với Công an huyện Hoài Đức tiến hành xác minh để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, ông Dũng cho biết thêm.

Bình gas của nhiều hãng gas được chiết nạp trái phép, với những dụng cụ thô sơ có nguy cơ cháy nổ bất cứ lúc nào tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức. Ảnh: ND

Theo ghi nhận của chúng tôi, vào đầu giờ chiều ngày 25/2/2020, chiếc xe mang biển số 29C – 81489 sau khi bốc đầy vỏ bình gas tại kho gas ở đội 5, xã Yên Sở đã di chuyển đến điểm sang chiết gas ở xã Song Phương. Khi lực lượng công an ập vào thì các công nhân vẫn đang hăng say làm việc.

Công nhân của trạm chiết nạp gas trái phép không có bảo hộ lao động, ngỡ ngàng khi thấy lực lượng chức năng ập vào yêu cầu dừng làm việc. Ảnh: ND

Điều đó cho thấy, 2 cơ sở này có thể có quan hệ mật thiết với nhau trong việc sang chiết và kinh doanh gas trái phép thành một chuỗi khép kín: Một cơ sở thu mua gas không rõ nguồn gốc về chiết nạp, một cơ sở chịu trách nhiệm mang đi bán những bình gas không đảm bảo (giả thương hiệu) lừa dối khách hàng để thu lời bất chính.

Nguy hiểm hơn, cả 2 điểm kinh doanh gas này đều không thấy có các dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy nào, dù pháp luật đã quy định rất nghiêm ngặt. Nếu xảy ra cháy nổ thì hậu quả sẽ khôn lường!

Một số người dân tại đội 5, xã Yên Sở cho biết: Kho chứa gas này hoạt động tại đây đã được vài năm nay, người dân rất lo lắng về an toàn cháy nổ nhưng không biết làm thế nào. Vừa rồi thấy thanh tra xây dựng về cưỡng chế công trình vi phạm của cơ sở này, những tưởng kho gas sẽ bị yêu cầu di chuyển ra khỏi khu dân cư.

Cơ quan chức năng huyện Hoài Đức tiến hành lập biên bản vi phạm. Ảnh: ND

Thực tế cho thấy, 2 cơ sở này hoạt động kinh doanh với rất nhiều cái “không” mà pháp luật đã quy định phải thực hiện, đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh để đem lại sự an toàn cho xã hội, tránh những dư luận không đáng có trong nhân dân.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Thành Nam – Nam Dũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm