Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hy vọng là sự thật!

Nam Dũng

Thứ sáu, 21/10/2022 - 10:40

(Thanh tra) - Đó là tâm trạng chung của 130 hộ dân tại quận Bắc Từ Liêm khi nhận được tờ trình của liên ngành đề xuất UBND TP giải quyết quyền lợi khi đã chấp hành bàn giao đất cho Hà Nội để thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội). Trước đó, đã có nhiều đề xuất trong gần chục năm qua, nhưng sự việc vẫn chỉ “giậm chân tại chỗ”!

Ga Đề pô Nhổn đã được người dân Bắc Từ Liêm bàn giao đất và xây dựng xong từ nhiều năm nay. Ảnh: ND

Như Báo Thanh tra đã phản ánh, ngày 21/9/2006, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 4168/QĐ-UB về việc thu hồi 161.892m2 đất tại xã Tây Tựu và xã Minh Khai (huyện Từ Liêm cũ, nay là quận Bắc Từ Liêm) để tạo quỹ đất xây dựng đề pô xe điện thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội).

Theo quy định tại Nghị định 17/2006 ngày 27/1/2006 và Nghị định 84/2007 ngày 25/5/2007 của Chính phủ, đối với các hộ dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp thì sẽ được bồi thường đất dịch vụ hoặc bằng tiền tùy thuộc vào điều kiện tại địa phương

Đề xuất chấp thuận giao đất dịch vụ cho 130 hộ bị thu hồi đất

Theo Tờ trình 7648 mới đây của liên ngành khẳng định, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội) là dự án trọng điểm, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA.

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được thực hiện theo khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thống nhất giữa UBND TP Hà Nội và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Từ thời điểm phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đến nay, các hộ dân liên tục đề nghị giao đất dịch vụ theo các Nghị định 17/2006, Nghị định 84/2007 của Chính phủ.

Để thống nhất chính sách, giải quyết khiếu nại của các hộ dân theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, liên ngành đã thống nhất đề xuất UBND TP Hà Nội chấp thuận giao đất dịch vụ cho 130 hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp, khi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội.

Liên ngành cũng đề xuất UBND TP Hà Nội giao cho UBND quận Bắc Từ Liêm rà soát quỹ đất dịch vụ và tổ chức điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức giao đất dịch vụ và thu nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Quyết định số 33/2008 của UBND TP Hà Nội.

Được biết, trước đây có tất cả 135 hộ dân ở phường Tây Tựu và phường Minh Khai khiếu kiện đòi đất nhưng sau khi liên ngành rà soát kỹ lưỡng thì chỉ có 130 hộ dân đủ điều kiện để được giao đất dịch vụ như trên.

Theo Quyết định số 33/2008 của UBND TP Hà Nội, các hộ gia đình sẽ được giao khoảng 40-80m2 đất dịch vụ.

Văn bản của đoàn liên ngành mới đây gửi UBND TP Hà Nội

Mong là đoàn liên ngành cuối cùng!

Mới đây, liên ngành do TP chỉ đạo đã có Tờ trình số 7648 gửi UBND TP Hà Nội về việc đề xuất chính sách chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với các hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp để thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội).

Theo tờ trình, ngày 13/6/2022, Văn phòng UBND TP Hà Nội có Thông báo số 282/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông tại cuộc họp xem xét giải quyết khiếu nại và các khó khăn, vướng mắc khi giải phóng mặt hàng thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội.

Trong đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trưng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Thanh tra TP và UBND quận Bắc Từ Liêm có tờ trình liên ngành đề xuất giải quyết chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đổi với các hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo thống nhất một chính sách để giải quyết khiếu kiện của các hộ, báo cáo UBND TP.

Đây là lần chỉ đạo thứ 6 của UBND TP Hà Nội về việc này vì những lần trước liên ngành cứ luẩn quẩn đá bóng chuyền trách nhiệm về việc giải quyết quyền lợi cho người dân và không tuân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thậm chí, trong Văn bản số 225 ngày 6/4/2016 của Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng (GPMB) TP Hà Nội (được giao chủ trì) về xem xét việc UBND quận Bắc Từ Liêm đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ gia đình khi thu hồi đất của dự án này đã khẳng định: “Liên ngành thống nhất, về pháp lý, theo quy trình thực hiện GPMB, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ được ban hành sau quyết định thu hồi đất. Các hộ dân được áp dụng chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại thời điểm thu hồi đất”.

Tức là, nếu áp dụng theo đề xuất này thì đương nhiên 130 hộ dân ở đây phải được hưởng chính sách theo đúng quy định của pháp luật quy định tại Nghị định 84 và vụ việc đã giải quyết xong ngay từ năm 2016, nhưng nhiều đoàn liên ngành được giao vẫn cứ hết đoàn này lại đến đoàn khác lúc thì đề xuất giao lúc lại không mà không thực hiện đúng các quy định của pháp luật dẫn đến chưa có kết quả sự việc.

Trước đó, ngày 22/7/2022, HĐND TP Hà Nội đã triệu tập kỳ họp thứ 8, khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 (kỳ họp chuyên đề) bầu ông Trần Sỹ Thanh giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đây là vị Chủ tịch thứ 4 của Hà Nội kể từ khi 130 hộ dân tại quận Bắc Từ Liêm bàn giao đất để TP Hà Nội thực hiện dự án theo quy định. Người dân hy vọng rằng, Chủ tịch UBND TP mới sẽ giải quyết dứt điểm vụ việc để kết thúc cái vòng tròn trách nhiệm đã đá đi đá lại trong gần chục năm qua làm xói mòn niềm tin của những người dân nơi đây.

Chi gần 360 tỷ đồng xử lý tranh chấp, khiếu kiện của nhà thầu

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải có dự thảo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình thực hiện dự án đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội).

Đây là một trong những điển hình về dự án "chậm tiến độ, đội vốn" và nay tiếp tục xin tăng vốn, lùi tiến độ hoàn thành tới năm 2027 (chưa bao gồm 24 tháng bảo hành), trong đó đoạn trên cao vận hành cuối năm nay, và vận hành toàn tuyến từ năm 2027 (cả phần đi ngầm). Tổng mức đầu tư tăng từ gần 33.000 tỷ đồng lên gần 35.000 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.900 tỷ đồng. Đặc biệt, chủ đầu tư phải trả thêm chi phí xử lý tranh chấp, khiếu kiện của nhà thầu, dự kiến tốn thêm gần 360 tỷ đồng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm