Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Đông, Hà Nội: Nuôi bò giữa phố

Thành Nam

Thứ tư, 28/07/2021 - 22:48

(Thanh tra) - Những ngày gần đây, người dân tổ 4, Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông vừa bức xúc, vừa ngỡ ngàng khi xuất hiện một trại nuôi bò quy mô hàng nghìn mét vuông với hàng trăm con ngay khu dân cư, gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường. Mặc dù người dân đã có đơn kiến nghị đến cấp có thẩm quyền nhưng chưa được xử lý.

Bò "dạo phố" cùng ô tô, xe máy tại phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: TN

Có mặt tại khu đất dịch vụ 1, tổ 4, Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, chứng kiến đàn bò hàng chục con nối đuôi nhau đi "dạo phố", phía trong là trang trại nuôi bò rộng hàng ngàn mét vuông với ngổn ngang rơm, cỏ, phân gia súc trên phần đất thuộc Dự án Công viên cây xanh thể thao Hà Đông khiến phóng viên không khỏi ngỡ ngàng!.

Trại nuôi bò rộng 2.000 m2 với cả trăm con bò tại khu đất công viên cây xanh thể thao quận Hà Đông được thiết lập trái phép gây bức xúc trong nhân dân. Ảnh: TN

Được biết, Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt trên địa bàn phường Hà Cầu và phường Kiến Hưng, có diện tích khoảng 98ha từ năm 2008. Sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây, UBND TP Hà Nội giao cho quận Hà Đông triển khai xây dựng dự án này.

Ngày 14/2/2015, UBND quận Hà Đông có Văn bản số 320 gửi UBND TP Hà Nội đề xuất phương án sử dụng tạm thời đối với diện tích đất đã giải phóng mặt bằng (52,8ha) thuộc khu đất quy hoạch xây dựng công viên thể thao cây xanh.

Đến ngày 22/5/2015, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho phép UBND quận Hà Đông về việc quản lý, khai thác tạm thời khu đất đã được giải phóng mặt bằng thuộc khu đất dự kiến xây công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông, nhưng phải đảm bảo mục tiêu chính phục vụ nhu cầu về: Hoạt động thể dục, thể thao; phù hợp quy hoạch chung của dự án; khắc phục tình trạng bỏ hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất; chống lấn chiếm và phát huy hiệu quả sử dụng đất.

Đồng thời cũng quy định rõ: Chỉ được xây dựng các công trình tạm thời bằng các vật liệu tạm, khấu hao nhanh (sân bóng mini, sân tập golf, bãi đỗ xe tĩnh… Không xây dựng công trình kiên cố, xây dựng công trình cấp 4, 1 tầng. Đảm bảo quản lý an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.

Dự án được biết đến như một thí điểm “lá phổi xanh” của Thủ đô. Vì vậy, được người dân trên địa bàn trông ngóng, mong dự án sớm được triển khai thực hiện.

Phối cảnh công viên cây xanh thể thao quận Hà Đông. Ảnh internet

Vậy nhưng, đã nhiều năm qua, dự án vẫn "nằm" trên giấy và hiện trạng tại khu đất này đang xảy ra tình trạng sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép, vi phạm trật tự xây dựng một cách tràn lan, gây nhiều bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Trở lại câu chuyện nuôi bò trong phố, sau khi phóng viên chuyển ý kiến phản ánh của người dân đến UBND phường Kiến Hưng, ngày 14/7/2021, đại diện các cơ quan: UBND phường Kiến Hưng, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hà Đông, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông, Công an phường Kiến Hưng, Công ty Cổ phần Phát triển thể thao Hà Đông đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Mạnh Tuấn - đại diện cơ sở chăn nuôi (cơ sở này thuê lại đất của Công ty Cổ phần Phát triển thể thao Hà Đông).

Ngày 15/7/2021, UBND phường Kiến Hưng có Báo cáo số 188 gửi UBND quận Hà Đông và các đơn vị có liên quan, nêu rõ: “Kết quả kiểm tra, ông Nguyễn Mạnh Tuấn đang nuôi thả 100 con bò trên hệ thống lán trại cũ, diện tích chăn nuôi khoảng 2.000m2, diện tích lán trại để nhốt bò khoảng 300m xây tường gạch, trên lợp mái lá cọ, ông Tuấn thông tin, cơ sở bắt đầu chăn nuôi bò từ giữa tháng 6 năm 2021 đến nay. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở ông Nguyễn Mạnh Tuấn chưa xuất trình được các loại giấy tờ liên quan đến chăn nuôi, việc chăn nuôi chưa đủ điều kiện về vệ sinh thú y (gần khu dân cư)”.

Sau hơn chục năm khu đất được quy hoạch làm công viên cây xanh thể thao quận Hà Đông trở nên nhếch nhác, ngổn ngang nhà hàng, quán bia, kho bãi, xưởng sản xuất được xây dựng trái quy định. Ảnh TN

Vậy nhưng, để xử lý trại nuôi bò này, người dân sống ở đây vẫn phải chờ “xem xét, chỉ đạo” của cơ quan chức năng. Trong khi, tình trạng ô nhiễm và cảnh bò "dạo phố" vẫn tiếp tục tái diễn.

Trong bối cảnh làn sóng dịch Covid - 19 thứ 4 đang diễn biến hết sức phức tạp, thì những cơ sở hoạt động kinh doanh không phép, trái phép tại khu đất dành cho Dự án Công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao quận Hà Đông đang là mối nguy tiềm tàng cần được UBND quận Hà Đông và UBND TP Hà Nội quan tâm sớm xử lý dứt điểm.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm