Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/05/2015 - 11:29
(Thanh tra)- Vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) được xét xử qua phiên sơ thẩm, phúc thẩm cùng có một kết quả. TAND Tối cao bác khiếu nại của bị đơn. Thế nhưng, 2 năm nay việc thi hành án (THA) vẫn không triển khai được, yếu do đâu?
Ngôi nhà của ông bà Chiêu - Ngân trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ở thị trấn Yên Lạc. Ảnh: Thế Lữ
Hồ sơ vụ án:
Năm 2010, bà Dương Thị Thắm đã chuyển cho vợ chồng ông Dương Văn Chiêu và bà Nguyễn Thị Ngân (cùng ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc) số tiền 2,8 tỷ đồng để được nhận chuyển nhượng QSDĐ 96 m2 trên đất có ngôi nhà 2 tầng cùng ở thị trấn Yên Lạc. Sau khi nhận tiền, các thủ tục tiếp theo đã không được thực hiện, mặc dù bà Thắm đã được ông bà Chiêu - Ngân trao cho giấy chứng nhận (GCN) QSDĐ.
Do bị “tắc” trong làm thủ tục, bà Thắm đã khởi kiện ông bà Chiêu - Ngân ra tòa để đòi quyền lợi.
Ngày 16/8/2012, TAND huyện Yên Lạc đã xét xử phiên sơ thẩm, tuyên: Giao dịch chuyển nhượng QSDĐ giữa ba người là vô hiệu. Bà Thắm phải trả lại cho vợ chồng ông bà Chiêu - Ngân GCNQSDĐ. Ông bà Chiêu - Ngân phải trả cho bà Thắm 2,8 tỷ đồng.
Do bản án sơ thẩm bị kháng cáo, đến ngày 20/12/2012, TAND tỉnh Vĩnh Phúc mở phiên xét xử phúc thẩm và vẫn giữ nguyên kết quả án sơ thẩm.
Không đồng tình với kết quả xét xử của 2 phiên trước đó, ông bà Chiêu - Ngân có đơn khiếu nại.
Ngày 8/5/2013, TAND Tối cao có Thông báo số 938/TATC-DS trả lời đơn khiếu nại nêu rõ: “TAND Tối cao xét thấy không có cơ sở chấp nhận các yêu cầu của ông bà nêu trong đơn khiếu nại”.
Như vậy, công tác xét xử và khiếu nại đã hoàn tất. Phần còn lại là THA để trả lại quyền lợi cho các bên.
Chần chừ THA
Hơn 2 năm nhưng công tác THA có những dấu hiệu không bình thường. Năm 2013, Chi cục THA dân sự (THADS) huyện Yên Lạc có thông báo hướng dẫn các đương sự thực hiện quyền lợi của mình trong việc THA, sau đó ban hành quyết định cưỡng chế, kê biên QSDĐ đối với ông bà Chiêu - Ngân.
Trước khi ban hành quyết định này Chi cục THA đã có buổi làm việc với chính quyền UBND thị trấn về việc cưỡng chế THA.
Một năm sau, THADS Yên Lạc mới chuyển đến Công an huyện Yên Lạc công văn, hồ sơ của Chi cục THADS huyện Yên Lạc về việc chuẩn bị THA. Hồ sơ rất sơ sài, do vậy Công an huyện Yên Lạc đã có văn bản đề nghị Chi cục THADS thực hiện đầy đủ một số yêu cầu: Photo đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc cưỡng chế THADS để phục vụ công tác nghiên cứu, thẩm định, báo cáo cơ quan cấp trên; trước khi cưỡng chế THA, Chi cục THADS phải chủ động phối hợp với các ban, ngành đòan thể, chính quyền địa phương vận động tuyên truyền giải thích để các hộ tự nguyện THA; qua nghiên cứu một số hồ sơ, nhận thấy hồ sơ chưa có tài liệu thể hiện việc phối hợp tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tự nguyện THA; công tác vận động tuyên truyền giáo dục thuyết phục nhiều lần mà không đạt kết quả thì mới tiến hành phối hợp xây dựng kế hoạch cưỡng chế.
Trong 2 năm qua, công tác vận động tuyên truyền chỉ được tổ chức vài lần khiêm tốn. Có lần Công an huyện vẫn được THADS huyện mời tham dự nhưng lại vắng mặt, đó cũng là một nguyên nhân làm giảm sự thuyết phục của công tác vận động.
Trao đổi với chúng tôi về công tác phối hợp THA, ông Đào Văn Vinh, Phó Công an huyện Yên Lạc đề nghị THA phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền vận động, thuyết phục gia đình tự giác THA bởi giữa các đương sự có quan hệ họ hàng. Nếu vận động nhiều lần không được thì mới tổ chức cưỡng chế.
Nói về kinh nghiệm công tác cưỡng chế, một cán bộ của Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Để đạt hiệu quả, THADS cần phải có kế hoạch chi tiết về cưỡng chế, sau đó có văn bản đề nghị công an xây dựng phương án bảo vệ cưỡng chế thì mới cưỡng chế được. Trưởng ban Chỉ đạo THA phải do Chủ tịch hay Phó Chủ tịch huyện đứng ra làm Trưởng ban. Có làm tốt khâu chuẩn bị thì cưỡng chế mới thành công.
Qua tìm hiểu được biết, hàng tháng Cục THA DS tỉnh Vĩnh Phúc vẫn tổ chức họp giao ban nhưng đáng tiếc vụ việc chậm THA về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa bà Thắm với ông bà Chiêu - Ngân vẫn không được báo cáo với Ban Chỉ đạo THA của tỉnh. Đây là bài học không chỉ riêng đối với Chi cục THA DS huyện Yên Lạc mà với nhiều địa phương, đơn vị khác. Phải báo cáo kịp thời nguyên nhân chậm triển khai, những khúc mắc, ngáng lộ trình... để Ban Chỉ đạo có sự phối hợp tìm giải pháp cùng tháo gỡ, tránh tình trạng “ngâm án”nhiều năm dẫn đến thiệt thòi quyền lợi chính đáng của công dân và làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan thực thi pháp luật.
Lộc Nga
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024(Thanh tra) - Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia phát hiện một nhân sự của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc sử dụng bằng cấp giả mạo. Với hành vi này, tổ chuyên gia đã kết luận Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc đã có hành vi gian lận theo khoản 4, Điều 16 của Luật Đấu thầu năm 2023.
Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý
PV