Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần sớm làm rõ dấu hiệu "bức tử" hồ Đá Dựng bằng “phân lô bán nền”?

Cao Sơn

Chủ nhật, 26/02/2023 - 09:33

(Thanh tra) - Hàng nghìn mét vuông đất lòng hồ Đá Dựng (xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) có nguồn gốc là đất trồng cây lâu năm, đã được chuyển thành đất thổ cư để phân lô bán nền.

Hàng nghìn mét vuông đất trồng cây tại hồ Đá Dựng đã được chuyển đổi thành đất ở. Ảnh: CS

Tại thôn 6, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội, từ xa xưa đã có hồ Đá Dựng với diện tích lòng hồ khoảng 5.000m2. Vài năm trở lại đây, diện tích lòng hồ đã bị co hẹp nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của con người. Song song với đó, việc mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở ven hồ Đá Dựng diễn ra khá phức tạp. Khi đất đai ven hồ đã chuyển đổi hết, thì người ta tính đến cả việc hợp thức hóa dải đất nằm giữa lòng hồ Đá Dựng để “phân lô bán nền”.

Ông Nguyễn Đình Chung ở thôn 6, xã Tiến Xuân, Thạch Thất cho biết: “Hồ Đá Dựng hình thành từ rất lâu rồi, trước đây hồ rất rộng nhưng nhiều năm qua cứ bị lấn chiếm dần nên giờ còn lại khá nhỏ. Nhưng bức xúc nhất là rẻo đất mà người dân thôn chúng tôi hay gọi là khu vực đảo tròn nằm giữa lòng hồ Đá Dựng trước kia do gia đình ông Nguyễn Đình Dương khai hoang để trồng cây, sau đó ông Dương chuyển cho cháu là ông Nguyễn Đình Chức cũng sử dụng để trồng cây. Thế nhưng, khoảng mấy năm trước thì đã biến thành đất thổ cư và được tách thành 8 thửa khác nhau để sang nhượng”.

Một số hộ dân sinh sống ở xã Tiến Xuân chia sẻ, khi các hộ dân sinh sống trên địa bàn có nhu cầu thực sự về đất ở, làm hồ sơ xin chính quyền địa phương được chuyển đổi từ đất trồng cây sang đất ở thì chỉ được cấp tối đa 400m2 đất thổ cư. Điều khó hiểu là người ở nơi khác đến mua bán, chuyển nhượng đất trồng cây, sau đó làm hồ sơ xin chuyển đổi thì lại được!

Được biết, hồ Đá Dựng là hồ điều hòa có diện tích hơn 42.000m2 thuộc đất công do UBND xã Tiến Xuân quản lý. Dải đất giữa lòng hồ có diện tích gần 4.800m2 là đất khai hoang, được sử dụng vào mục đích trồng cây.

Theo thông tin UBND xã Tiến Xuân cung cấp, đến thời điểm hiện tại, dải đất giữa lòng hồ Đá Dựng đã được "hợp thức hóa", chuyển đổi 2.808m2 sang đất ở, còn lại là đất trồng cây và đã được chia thành 8 ô đất khác nhau. Trong đó, 6 ô đất diện tích trung bình có 400m2 đất thổ cư còn lại là đất vườn trồng cây, 2 ô đất diện tích trung bình có 200m2 đất thổ cư còn lại là đất vườn trồng cây. Người dân thôn 6 xã Tiến Xuân cho rằng, có sự khuất tất trong việc cho phép chuyển đổi 2.808m2 từ đất khai hoang trồng cây sang đất thổ cư, tiếp tay cho việc “phân lô, bán nền” lòng hồ Đá Dựng.

Dải đất giữa lòng hồ Đá Dựng đã được tách thành 8 ô đất để sang nhượng

Để tìm hiểu về quy trình chuyển đổi 2.808m2 đất khai hoang trồng cây sang đất ở tại hồ Đá Dựng có vi phạm phạp pháp luật hay không, chúng tôi đã làm việc với huyện Thạch Thất.

Ông Nguyễn Kim Loan - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất khẳng định, toàn bộ việc xây dựng khu vực xung quanh và trên lòng hồ Đá Dựng đều đúng quy định của pháp luật vì các ô đất ở đây đã được UBND huyện Lương Sơn, Hòa Bình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư.

Cụ thể, các ô đất trên dải đất giữa lòng hồ Đá Dựng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư từ thời điểm xã Tiến Xuân còn thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình, sau đó mới sáp nhập về UBND huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Năm 2017 Hà Nội chỉ thực hiện cấp đổi sổ.

Đại diện UBND huyện Thạch Thất thông tin thêm, do huyện không có hồ sơ quản lý đất đai khu vực hồ Đá Dựng nên không nắm được nguồn gốc, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại khu vực này.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Ngân - cán bộ địa chính UBND xã Tiến Xuân cho biết, theo hồ sơ lưu lại thì lô đất nằm giữa lòng hồ Đá Dựng có nguồn gốc là đất khai hoang, đất loại V thuộc về gia đình ông Đinh Văn Chức (xã Tiến Xuân) có diện tích xấp xỉ 4.800m2 là đất trồng cây.

Sau đó, ông Chức chuyển nhượng cho bà Dương Thị Hoàng Yến ở Tương Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Sau khi mua lại thửa đất gần 4.800m2, bà Yến đã làm hồ sơ xin UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được chuyển mục đích 400m2 đất trong số 4.800m2 thành đất ở, số còn lại vẫn giữ nguyên là đất trồng cây.

Ngày 17/5/2005, UBND huyện Lương Sơn, Hòa Bình đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Yến với định mức 400m2 đất ở và 4.370 đất trồng cây được sử dụng đến 10/2045.

Ngày 30/6/2017, bà Dương Thị Hoàng Yến đã chuyển nhượng ô đất trên cho bà Phạm Thu Hà trú tại tổ 21, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội với giá mua bán trên hợp đồng là 1 tỷ đồng.

Sau đó, đó bà Phạm Thu Hà đã làm hồ sơ xin UBND huyện Thạch Thất, TP Hà Nội chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở đối với diện tích là 1.808,3m2 và được chấp thuận.

Tiếp đó, bà Phạm Thu Hà đã chia tách thành 8 ô đất (trong đó có 2.808,3m2 đất ở) đứng tên bà Phạm Thu Hà có địa chỉ thường trú tại tổ 21, phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngày 20/12/2018, bà Phạm Thu Hà đã làm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ 8 ô đất này cho bà Nguyễn Thị Phương, SN 1963 và ông Phạm Doãn Toản, SN 1961 cùng có địa chỉ thường trú tại tổ 21, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tiếp sau đó lại tiếp tục chuyển nhượng cho nhiều người khác nhau.

"Hồ sơ đất đai trước đây do đồng chí địa chính cũ quản lý, tôi mới về tiếp nhận công việc nên liên quan đến hồ sơ biến động của thửa đất thuộc hồ Đá Dựng chỉ còn lưu được như vậy": ông Ngân cho biết thêm.

Như vậy đã có sự bất nhất giữa thông tin về tình hình biến động liên quan đến lô đất gần 4.800m2 giữa lòng hồ Đá Dựng đã được “phân lô, bán nền”.

Khó hiểu hơn, ông Nguyễn Kim Loan - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất còn nói: “Khi kiểm tra chúng tôi mới thấy bất ngờ và đến nay cũng chưa rà soát hết được việc cấp đất ở cho người dân cụ thể như thế nào, ranh giới ra sao, có khi họ bạt cả nửa quả đồi đi để xây nhà vì đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở”.

Ông Nguyễn Kim Loan - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất thông tin việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại dải đất ở lòng hồ Đá Dựng do tỉnh Hoà Bình cấp. Ảnh: CS

Tại Công văn số 198 ngày 15/2/2023 gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội do ông Nguyễn Kim Loan ký thì UBND huyện Thạch Thất cũng báo cáo: “Theo bản đồ địa chính năm 1994, thửa đất diện tích 4.790m2 thuộc lòng hồ Đá Dựng do ông Đinh Văn Chức khai hoang và đã được UBND huyện Lương Sơn, Hòa Bình, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, hộ ông Chức tách thành 8 ô, chuyển nhượng lại cho các hộ khác”.

Đại diện UBND huyện Thạch Thất thông tin thêm, do huyện không có hồ sơ lưu trữ đất đai khu vực hồ Đá Dựng nên không nắm rõ được nguồn gốc và biến động đất đai của khu vực này.

Với các thông tin mà chính quyền xã Tiến Xuân cung cấp nói trên, có thể thấy, văn bản của UBND huyện Thạch Thất đã báo cáo không đúng thực tế.

Vì sao UBND huyện Thạch Thất lại cho phép bà Phạm Thu Hà chuyển đổi hơn 1.808m2 đất trồng cây giữa hồ Đá Dựng sang đất ở để rồi “phân lô, bán nền” gây xáo trộn, mất ổn định tình hình đất đai trên địa bà xã Tiến Xuân? Trong khi đó, bà Phạm Thu Hà là người ở tổ 21, phường Trung Hòa, Cầu Giấy không phải người ở địa phương xã Tiến Xuân.

Việc cho phép chuyển mục đích hơn 2.808m2 đất trồng cây giữa hồ Đá Dựng của UBND huyện Thạch Thất nói chung và 1.808m2 đất vào năm 2017 có đúng quy định của pháp luật và có khuất tất? Báo Thanh tra sẽ trở lại vấn đề này để rộng đường dư luận.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm