Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần sớm được tháo gỡ vướng mắc để thực hiện!

Nhóm PV

Thứ sáu, 11/08/2023 - 08:28

(Thanh tra) - Được UBND TP Hà Nội chấp thuận giao nghiên cứu lập và thực hiện từ tháng 06/2009 nhưng đến nay, Dự án đầu tư Khu chung cư và Dịch vụ công cộng TDC vẫn chưa được thực hiện dù đã thỏa thuận đền bù lên đến 93% diện tích. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho chủ đầu tư mà còn dấy lên nhiều lo lắng của nhà đầu tư.

15 năm đã trôi qua, Công ty TDC đã đầu tư nguồn tài chính không nhỏ để từng bước thực hiện dự án, nhưng đến nay, khu đất vẫn trong tình trạng án binh bất động. Ảnh: PV

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh tra, Dự án đầu tư Khu chung cư và Dịch vụ công cộng TDC được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 01121000998 ngày 02/06/2011 cho Công ty CP Phát triển kỹ thuật Xây dựng (viết tắt là Công ty TDC). Giấy chứng nhận đầu tư này đã có 2 lần thay đổi. Lần thứ nhất, ngày 13/01/2012, UBND TP Hà Nội điều chỉnh quy mô và tổng vốn đầu tư dự án. Lần thứ 2, ngày 13/10/2014, UBND TP Hà Nội chấp thuận điều chỉnh tiến độ dự án từ 2011 đến 2017.

Do nhiều nguyên nhân khách quan, dự án chưa được triển khai trong thực tiễn.

Lần gần đây nhất, Công ty TDC đã làm hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư, cụ thể là điều chỉnh về thời gian thực hiện dự án và tổng vốn đầu tư nhưng vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo báo cáo của UBND phường Yên Sở, vị trí dự án thuộc khu vực ao Cửa Làng. Theo biên bản xác định và bàn giao mốc giới ngày 31/3/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường, nguồn gốc đất của toàn bộ diện tích 26.989 m2 là đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/CP cho các hộ xã viên thuộc đội sản xuất số 2, 3, 4.

Ngày 30/11/2022, Sở Xây dựng phối hợp với UBND phường Yên Sở có biên bản kiểm tra, xác minh hiện trạng khu đất dự án, theo đó, khu đất chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và không có hoạt động xây dựng, chủ đầu tư chưa phát sinh các vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại dự án.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án chậm tiến độ là do việc thỏa thuận với các hộ dân gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân yêu cầu giá chuyển nhượng cao, một số hộ dân không chịu hợp tác hoặc yêu cầu chuyển nhượng toàn bộ diện tích, bao gồm cả phần vượt ra ngoài ranh giới dự án.

Trước ý kiến đề xuất của Công ty TDC về việc đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện dự án, UBND quận Hoàng Mai thống nhất với việc điều chỉnh thời gian bắt đầu thực hiện dự án là từ quý IV/2023 đến quý IV/2026; nâng tổng mức đầu tư từ 987.485 triệu đồng lên 1.920.045 triệu đồng.

Dự án nằm trong phạm vi thanh tra việc xây dựng tuyến đường Tam Trinh và các dự án liền kề với đoạn mở rộng 15m, đoạn đi qua tổ 1, 3 và 27 phường Yên Sở do Thanh tra Chính phủ thực hiện. Vì vậy, UBND quận Hoàng Mai đề nghị Công ty TDC phải triển khai thực hiện dự án đúng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Đây chính là khúc mắc khiến cho dự án đến nay vẫn nằm im bất động, Công ty TDC dù đã thỏa thuận đền bù được 93% diện tích dự án, giải quyết triệt để những tồn tại, vướng mắc trong nội bộ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính nhưng vẫn không thể triển khai thực hiện dự án.

Trước “nút thắt” này, Công ty TDC đã nhiều lần có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ xem xét, tháo gỡ.

Công ty TDC cho rằng, Kết luận thanh tra số 345/KL-TTCP ngày 07/12/2021 của Thanh tra Chính phủ nhận định, năm 2009, UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư thực hiện dự án nhưng không qua đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư là vi phạm Điều 37, Luật Nhà ở 2005; Điều 13, 14 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Nhà ở, là nguyên nhân khiến cho việc gia hạn thời gian thực hiện dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư của công ty bị đình trệ.

Dù Công ty TDC đã cơ bản thỏa thuận đền bù xong phần diện tích cần giải phóng mặt bằng nhưng vẫn chưa thể triển khai thi công, thực hiện Dự án. Ảnh: PV

Về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, giao chủ đầu tư thực hiện dự án, ngày 18/6/2009, UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 5665/UBND-KH&ĐT chấp thuận đề xuất nghiên cứu lập và thực hiện Dự án Khu chung cư và Dịch vụ công cộng TDC đối với Công ty TDC. Trong đó: Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc, UBND quận Hoàng Mai hướng dẫn Công ty TDC lập quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ theo quy định.

Sau khi Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng dự án tại Văn bản số 303/QHKT-P2 ngày 28/01/2011, UBND TP Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận dầu tư số 01121000998 cho Công ty TDC để thực hiện dự án vào ngày 2/6/2011.

Tại Mục a, Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, quy định: “Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 được phê duyệt, chính quyền địa phương khẩn trương tổ chức lập quy hoạch để làm cơ sở cho việc đầu tư các dự án. Trường hợp đã có các chủ trương đầu tư nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2.000 được duyệt thì UBND cấp tỉnh được phép giao nhà đầu tư lập quy hoạch và trình duyệt theo quy định. Chính quyền địa phương có trách nhiệm giao nhiệm vụ, các nội dung và chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch cho nhà đầu tư để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch cũng như thẩm định, phê duyệt quy hoạch; đồng thời có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện lập quy hoạch theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư được giao lập quy hoạch sẽ được ưu tiên giao làm chủ đầu tư dự án”. Vì thế, Công ty TDC cho rằng, việc UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư, giao cho Công ty TDC thực hiện dự án là có cơ sở khi thực hiện theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết 33/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Theo UBND TP Hà Nội, các quy định của pháp luật tại Khoản 3, Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở 2014; Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015; Khoản 1, Điều 59, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2014; Khoản 1, Điều 116, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2020, cho thấy Công ty TDC thuộc đối tượng tiếp tục thực hiện Dự án đầu tư Khu chung cư và Dịch vụ công cộng TDC.

Thêm nữa, toàn bộ diện tích 26.989m2 đất để thực hiện dự án là đất nông nghiệp được Nhà nước giao theo Nghị định 64/NĐ-CP cho các hộ gia đình, cá nhân, nhà đầu tư đã thỏa thuận nhận chuyển nhượng được gần hết diện tích cần giải phóng mặt bằng; năng lực của nhà đầu tư đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Trên cơ sở đó, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 947/UBND-KH&ĐT ngày 04/04/2023 đề nghị Thanh tra Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc tiếp tục thực hiện triển khai Dự án Khu chung cư và Dịch vụ công cộng TDC của nhà đầu tư.

Theo Công ty TDC, Văn bản số 303/QHKT-P2 ngày 28/01/2011 của Sở Quy hoạch Kiến trúc ngoài việc chấp nhận quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án, còn đưa ra các yêu cầu kèm theo, trong đó có nội dung: “Để đảm bảo khả thi, tránh khiếu kiện, công ty cần liên hệ với chính quyền địa phương và các chủ sử dụng đất, có phương án đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng công trình tránh khiếu kiện trước khi triển khai dự án”.

Từ chủ trương này, Công ty TDC đã chủ động đàm phán, thỏa thuận với các chủ đất, dù mới chỉ có khoảng 9.172 m2  đất được chuyển nhượng, đăng ký biến động từ các hộ dân sang công ty. Nội dung này đã được Thanh tra Chính phủ ghi nhận. Trên thực tế, đến nay, kể từ khi được phê duyệt qui hoạch dự án 1/500 của UBND TP Hà Nội, ngoài hoàn thiện về hồ sơ, thủ tục, Công ty TDC tập trung hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng. Đến nay, Công ty TDC đã thỏa thuận mua lại được khoảng 93% diện tích cần giải phóng mặt bằng. Tổng số tiềngiải phóng mặt bằng mà công ty phải bỏ ra lên tới hơn 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai dự án vẫn án binh bất động vì UBND TP Hà Nội và các sở, ngành, địa phương phải chờ để quyết định có chấp nhận đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư và tiến độ thực hiện dự án của Công ty TDC.

15 năm đã trôi qua, Công ty TDC đã đầu tư nguồn tài chính không nhỏ để từng bước thực hiện dự án. Các khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng cũng đã được giải quyết căn bản. Tuy nhiên, việc chậm xem xét phê duyệt thực hiện dự án gây ra khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp.

Số phận dự án sẽ đi về đâu? Chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại để bạn đọc theo dõi.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm