Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài cuối: Đền bù tiền tỷ nhưng dân không được nhận?

Chủ nhật, 17/11/2013 - 07:38

(Thanh tra) - Với chủ trương khuyến khích người dân dùng đất hùn vốn trồng cao su khi Nông trường Cao su (NTCS) Plei Kần ra đời để có thu nhập cao hơn, ổn định đời sống. Thế nhưng, thay vì khuyến khích người dân tự nguyện thì UBND huyện lại thu hồi hết “sổ đỏ” của dân giao cho NTCS.

Hàng chục ha cao su đến độ thu hoạch bị chặt phá trông thật xót xa

>>Bài 1: Không được cấp “sổ đỏ” vì sống... chui? 

Trước khi người dân tham gia góp vốn bằng đất với nông trường, lẽ ra UBND huyện phải tiến hành đo đạc và hoàn tất việc cấp sổ đỏ làm cơ sở xác định số vốn góp. Đây cũng là điều kiện để sau này phân chia lợi nhuận. Song, những việc cần làm đã không được quan tâm. Còn về người dân, do hạn chế hiểu biết pháp luật, khi nghe góp đất cho nông trường sẽ có thu nhập cao hơn, họ đã hăng hái tham gia mà không lường hết hậu quả.  

Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Chí, lý giải: “Những hộ có sổ đỏ góp vốn bằng đất với nông trường trên tinh thần tự nguyện, huyện chỉ có trách nhiệm thu hồi lại sổ đỏ giao nông trường quản lý”. Tuy nhiên, khi được hỏi đến tính pháp lý của các quyết định thu hồi đất, ông Chí từ chối trả lời vì khi đó ông chưa về nhận chức Chủ tịch huyện. 

Bên cạnh đó, liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2012, UBND tỉnh Kon Tum có nhiều quyết định thu hồi số diện tích đất trồng cao su nói trên, để xây dựng Trung tâm hành chính huyện Ngọc Hồi. Về tiền đền bù giải tỏa, UBND huyện đã chuyển cho Công ty CSKT, nhưng đơn vị này “ém nhẹm” không chi trả cho dân, khiến hàng trăm hộ đang rơi vào cảnh mất trắng. 

Theo tìm hiểu, năm 1995, sau khi thu hồi đất của dân giao cho nông trường và đã hợp thức hóa hàng trăm ha đất trên thành một khối tài sản thống nhất thuộc quyền ở hữu của mình, với duy nhất một “sổ đỏ” do NTCS Plei Kần đứng tên, dù chưa tiến hành thương lượng, đền bù thiệt hại với dân theo quy định, nhưng nông trường đã triệt hạ hàng trăm cây cao su trong vùng Dự án Trung tâm hành chính huyện. Do cao su đang vào vụ thu hoạch nhưng không nhận được tiền đền bù, những ngày qua hàng trăm hộ dân thị trấn Plei Kần kéo đến trụ sở UBND huyện và NTCS để đòi quyền lợi nhưng vẫn chưa được giải quyết. 

Bà Quách Thị Thanh, thôn 6, Plei Kần than thở: “17 năm qua chúng tôi phải vất vả lắm mới trồng được những vườn cao su xanh tốt, nay đến thu hoạch thì họ lại cho đốn sạch”. Gia đình bà Thanh có 1,6 ha đất với 850 cây cao su, mỗi tháng bà cũng thu 5 - 7 triệu đồng tiền bán mủ. Vậy nhưng, khi cao su bị đốn chặt bà không nhận được tiền đền bù, trong những ngày tháng tiếp theo cuộc sống chưa biết về đâu. Còn bà Đinh Thị Kiều Oanh,  thôn 6, phân trần: “Việc chính quyền lấy đất xây trụ sở, dân không phản đối, nhưng phải đền bù đúng quy định thì mới giải phóng mặt bằng”.

Tại Thông báo 1423, ngày 24/8/2013, Tổng Giám đốc Công ty CSKT Lê Khả Liễm lý giải việc không hỗ trợ đền bù như sau: “Chỉ những hộ có hồ sơ đất hợp pháp sẽ nhận được đền bù. Giải thích trên của ông Liễm đã gây bức xúc lớn trong nhân dân, bởi hiện số người có sổ đỏ đã bị UBND huyện thu hồi từ năm 1995 để giao cho công ty thành lập nông trường. Những hộ chưa có sổ đỏ cũng giao đất cho nông trường hợp tác trồng cây cao su. Do vậy, nếu căn cứ theo thông báo trên thì hầu hết người dân Plei Kần đều không thuộc diện đền bù. 

Ngược lại, Thông báo 188/TB-UBND của UBND tỉnh Kon Tum về việc đền bù, nêu rõ: ”Thống nhất bồi thường về đất với diện tích đã thu hồi xây dựng trục đường chính khu Trung tâm hành chính mới của huyện Ngọc Hồi. Nếu người dân chứng minh được nguồn gốc đất thì ngoài việc được nhận tiền đền bù về đất, họ còn được nhận tiền đền bù về cây cao su, tiền tận thu bán gỗ cao su. Những hộ không chứng minh được nguồn gốc đất cũng được nhận tiền đền bù số lượng cây  cao su bị chặt và tiền thu được từ việc bán gỗ cao su… Số tiền đền bù được trích từ ngân sách của dự án”. Thông báo trên cũng yêu cầu Công ty CSKT sau khi nhận được tiền từ UBND huyện Ngọc Hồi, phải thanh toán cho dân rồi mới được tiến hành chặt phá rừng cao su, giải phóng mặt bằng, giao cho Chủ đầu tư dự án.

Trả lời câu hỏi: Tại sao chặt phá rừng cao su, mà không đền bù cho dân? Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi, Trần Văn Chí tỏ ra rất bất ngờ: “Huyện đã chuyển hết tiền đền bù cho Công ty CSKT để chi trả cho dân. Theo giá đền bù, mỗi cây cao su bị chặt sẽ nhận được số tiền 650 ngàn đồng”. Tại sao huyện không chuyển tiền cho dân mà lại chuyển cho Công ty cao su? Ông Chí giải thích: “Vì người dân đã góp vốn bằng đất trồng cao su nên về pháp lý thì diện tích cao su bị phá thuộc nông trường quản lý. Do đó, chúng tôi chuyển tiền cho công ty và họ phải có trách nhiệm trả lại tiền đền bù cho dân”.

Ông Chí đưa ra Quyết định 69/QĐ-UBND ngày 27/3/2013 của UBND huyện, về việc phê duyệt phương án bồi thường đất đai, cây cối, hoa màu, vật kiến trúc công trình... tại Trung tâm hành chính mới của huyện. Theo đó, UBND huyện đã phê duyệt số tiền 4,95 tỷ đồng hỗ trợ cho các hộ dân bị giải tỏa. Để chứng minh cho lời nói của mình là đúng, ông Chí còn cho chúng tôi xem những hóa đơn chuyển tiền mà UBND huyện đã chuyển cho Công ty CSKT. 

Như vậy, có thể thấy, Công ty CSKT đã nhận đủ số tiền đền bù nhưng lại không trả cho dân, gây nên cảnh khiếu kiện gay gắt. Còn lãnh đạo NTCS Plei Kần khi trả lời thắc mắc của dân thì lại “đẩy” trách nhiệm lên lãnh đạo Công ty CSKT (?).

Hàn Giang - Thanh Thảo

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm